Cách Chăm Sóc Cà Chua Đúng Cách Bạn Nên Biết

Cách Chăm Sóc Cà Chua Đúng Cách Bạn Nên Biết 

 

Chăm sóc cà chua đúng cách sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức trong suốt quá trình trồng từ khâu gieo hạt đến khâu thu hoạch giúp cây cà chua phát triển khỏe mạnh, ít sâu bệnh và sai trĩu quả.

Để có được những quả cà chua chín mọng và thơm ngon thì người trồng cần nắm chắc cách trồng và kỹ thuật trồng để đạt kết quả như mong đợi. Ở bài trước Xanh Bất Tận đã chia sẻ đến các bạn về kỹ thuật tưới nước và xơi đất sau khi trồng. Tiếp theo đây sẽ là các kỹ thuật về các dòng phân bón phù hợp dành cho cây cà chua, cách bón phân, làm giàn, tỉa cành và cuối cùng là khâu thu hoạch.

1. Phân bón dành cho cây cà chua

Cây cà chua là cây thuộc top có nhu cầu dinh dưỡng cao vì chất dinh dưỡng mà cây hấp thụ được vừa nuôi thân vừa nuôi quả. Do đó, để cây đạt năng suất cao, chất lượng quả tốt bạn cần phải bón lót phân hữu cơ và bón thúc nhiều lần cho nhiều giai đoạn. 

Giai đoạn mà cây cần hấp thụ chất dinh dưỡng nhất là 10 ngày sau khi hoa nở đến khi trái bắt đầu vào giai đoạn chính. 

Ví dụ: Lượng phân bón cần dùng trên diện tích trồng 1000m2 bạn có thể tham khảo:

 ➤ Phân bón hữu cơ: Bón phân Organic với một lượng  80-100kg/1000m2/lần.

 ➤ Phân bón NPKTùy vào từng giai đoạn mà chọn loại NPK có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với cà chua. 

2. Cách bón phân cho cây 

Cà chua là cây có nhu cầu dinh dưỡng rất cao, cần được bổ sung dưỡng chất từ bên ngoài. Do đó trong các khâu kỹ thuật trồng cà chua thì bón phân là khâu cần được chú trọng nhất. Vậy khi nào cần bón phân cho cà chua?

 ➤ Bón lót: Ở cây cà chua, bón lót là bón vào thời kỳ làm đất trước khi trồng và sau khi đậu quả. Ta sẽ bón 1 lượng Organic từ 80-100kg/1000m2 cho mỗi lần bón.

 ➤ Bón thúc: là bón phân trong thời kỳ cây đang sinh trưởng (đẻ nhánh, phát triển thân, củ, rễ, cành,...) nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối để cây tạo năng suất cao. Đối với cây cà chua thì ta chia ra làm 4 lần bón thúc: 

  • Lần 1 (15 ngày sau khi trồng): bón phân NPK có hàm lượng cao như: NPK 30-10-10+TE hoặc NPK 16-16-8+TE để nuôi dưỡng cây cà chua
  • Lần 2 ( 25 ngày sau khi trồng): đây là giai đoạn cây bắt đầu có nụ, cần tăng cường hàm lượng lân (P) cao để thúc đẩy sự ra hoa cho cây như: NPK 20-20-15+TE 
  • Lần 3 (Hoa nở): Để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng, tạo tiền đè cho việc đậu trái ta bón NPK 15-15-15+TE
  • Lần 4 (trước khi thu hoạch những quả đầu tiên): giai đoạn này ta chọ loại phân có hàm lượng Kali (K) cao để thúc trái, tạo độ bột, tăng kích cỡ cho trái như: NPK 16-9-21+TE; 15-5-27+TE.

​Sau đó ta cứ lặp lại quy trình bón thúc cây cà chua sau mỗi lần thu hoặc cho đến cuối vụ. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các chất như: DA3, GA3 để tăng tỷ lệ ra hoa, tăng kích thước quả và tăng sức đề kháng cho cây trồng từ 25-30%.

3. Làm giàn cho cây cà chua

Sau khi cà chua ra chùm quả thứ nhất bạn cần kết hợp làm giàn luôn cho cây tránh việc thân cây mềm yếu, dễ đỗ. Cách làm giàn đơn giản nhất là dùng cọc và dây treo như sau:

- Cố định 4 thân tre hoặc nứa cao khoảng 1m, cắm xuống đất cố định cọc tre với chậu tạo hình hình trụ.

- Dùng dây thừng to và chắc cột làm 3 đoạn bao quanh bên ngoài cột trụ

- Sau đó dùng sợi dây mỏng cố định thân cây vào các cọc tre. Như vậy khi có gió bão hoặc trọng lượng quả nặng thì cây cà chua sẽ không bị nghiên hoặc ngã đỗ.

* Chú ý: kích cỡ của cọc tre phụ thuộc vào giống cây cà chua bạn trồng. Nếu là các giống cà chua nhỏ, bạn có thể làm cọc thẳng đứng. Tuy nhiên với giống cà chua quả to, cây sinh trưởng tốt bạn cần làm giàn đỡ chắc chắn để chịu được trọng lượng của quả cà chua

4. Bấm ngọn tỉa cành, tỉa lá già

Việc bấm ngọn tỉa cành sẽ giúp cây tập trung chất dinh dưỡng để nuôi quả. Thời gian cắt tỉa thường diễn ra sau khi cây ra hoa, tuy nhiên tùy thuộc vào từng giống cây cà chua mà ta có cách bấm ngọn, tỉa cành khác nhau. Thông thường sẽ có 2 cách sau đây:

 ➤ Đối với giống cà chua ngắn ngày: tỉa cảnh chỉ để lại 1 thân mẹ, chỉ để lại 1 thân chính các mầm ở nách cần loại bỏ, công việc tỉa cành này thường cách nhau 4-5 ngày/lần. Đến khi trên thân chính đã có chùm hoa như ý muốn thì ta tiến hành bấm ngọn

 ➤ Đới với giống cà chua nhiều ngày: cách này thường được sử dụng khi trên diện tích đất trồng lớn, những nơi có đất đai màu mỡ, lượng mưa nhiều. Cách này ta vẫn bấm ngọn tỉa cành nhưng sẽ giữ lại 1 thân chính ở nách cọng lá phía dưới chùm nho hoa thứ nhất. Bấm ngọn khi cây đó ra được 4-5 chùm quả như ý muốn. 

Ngoài ra, vào cuối thời kỳ sinh trưởng, lá cây cà chua cũng già đi và cần được tỉa bớt để tạo không gian thoáng mát, giúp cây cà chua phát triển hơn.

 

5. Thu hoạch cà chua 

Chỉ 2 tháng sau khi gieo trồng bạn đã có thể nhìn thấy được những quả cà chua bé bé xinh xinh xuất hiện. Lúc đầu quả sẽ có màu xanh nhạt cứ lớn dần và xanh đậm hơn cuối cùng là chín màu đỏ đậm. 

Khi quả cà chua bắt đầu chuyển sang màu đỏ và khi sờ thì cứng, không dập nát thì ta bắt đầu thu hoạch được. Lưu ý, khi thu hoạch ban nên dùng kéo cắt hoặc dao tỉa nhẹ nhàng các quả chín tránh ảnh hưởng đến giá thể cây, cũng như các quả khác trong chùm. Đa phần cà chua trồng sẽ ngon hơn cà chua mua ở chợ, lý do đơn giản vì cà chua đem bán sẽ được thu hoạch khi chưa chín hẳn nên lượng đường và vitamin C chưa phải nhiều nhất.

*Chú ý: Khi cà chua vẫn còn xanh bạn không nên sử dụng. Cà chua xanh chứa số lượng lớn các yếu tố Alkaloid, chất này đi vào cơ thể dễ gây ra ngộ độc thực phẩm. Và tất nhiên các chất này sẽ giảm dần và biến mất trong cà chua chín đỏ.

Bài viết về "cách chăm sóc cây cà chua" trên đây hi vọng có thể giúp ích được cho bạn trong việc gieo trồng và chăm sóc cây cà chua nhà bạn. Nếu bạn có thêm thắc mắc và cần tư vấn, hãy liên hệ với đội ngũ kỹ thuật tại Xanh Bất Tận hoặc hotline: 09721158146 - 0932657564 để được tư vấn chính xác, nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí. Chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này.

 

 

Tác giả: Xanh Bất Tận

Xem thêm:

Cách bón muối epsom cho cây cà chua

Top 05 loại cà chua được trồng phổ biến nhất hiện nay

Mua hat giống ở đâu TP HCM uy tín và chất lượng 

Cách xử lý đất bằng Trischoderma đúng cách không phải ai cũng biết

Cách ủ phân cá bằng EM không mùi hôi