Cách Kích Cho Mai Ra Nụ Không Phải Ai Cũng Biết?
TẠI SAO NÊN BIẾT CÁCH KÍCH MAI RA NỤ ĐÚNG CÁCH?
Mai Vàng đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Từ bao giờ, Mai Vàng đã được xem như biểu tượng mang đến nhiều may mắn cho gia chủ trong dịp Tết đến. Bởi lẽ vì đã quá gần gũi, nên việc chăm sóc mai đã không còn khó với mọi người. Tuy nhiên, để có được một cây mai nở rộ đúng vào dịp Tết, thì mai cũng tuân theo một số kỹ thuật chăm sóc riêng biệt.
Từ khâu phục hồi lại cây sau Tết, dưỡng cây, cũng như một số cách kích thích mai ra nụ ở dịp Tết tiếp theo cũng khiến mọi người cũng đặc biệt quan tâm và để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, thì hãy để Xanh Bất Tận được chia sẻ kỹ hơn qua bài viết sau nhé!
THỜI ĐIỂM NÀO NÊN KÍCH NỤ CHO MAI?
Mỗi cây mai khi được chăm sóc kỹ lượng cũng như được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo từng giai đoạn, cây được phát triển khỏe mạnh thì vào khoảng tháng 7 âm lịch, bên cạnh cây mai phát triển cho ra nhiều tược non mới thì cây cũng bắt đầu xuất hiện vài các nụ kim. Và như thường lệ, các nhà vườn sẽ siết lại cây tạo tược và tập trung kích nụ hoa mai vào khoảng tháng 10 âm lịch.
Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mỗi năm. Nếu thời tiết nắng nóng hay se lạnh, cũng như đặc điểm sinh lý của từng cây mà các nhà vườn sẽ canh chỉnh thời điểm kích nụ sao cho hợp lý.
TOP 03 CÁCH KÍCH THÍCH MAI RA NỤ
#1 Kích nụ mai bằng cách lặt lá
Lá mai ảnh hưởng rất nhiều đến nụ hoa, những lá bị già sẽ dẫn đến lá dễ bị nhiễm bệnh, và lá bị rớt xuống thì khiến nụ nở hoa sớm hơn và hoa nở không đều. Vậy nên vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 âm lịch, nên tiến hành lặt bỏ những lá già để mai cho ra những đợt lá mới khỏe mạnh và đồng đều hơn. Việc giúp lá mọc dày như vậy cây sẽ cung cấp dinh dưỡng cho nụ tốt hơn và cuối năm nụ sẽ nở to, cho hoa đồng đều.
Bước vào tháng Chạp, tiến hành lặt lá để cây kích thêm nụ ra nhiều và đồng đều hơn. Thông thường, mọi người sẽ tiến hành lặt hết lá cho mai vào khoảng ngày 14-15 tháng Chạp. Tuy nhiên, việc chọn thời điểm lặt lá mai này còn phụ thuộc thời tiết, cụ thể:
+ Thời tiết ấm áp: thời gian lặt lá mai sớm hơn, trong khoảng giữa tháng Chạp ( tháng 12), vì thời tiết se se lạnh sẽ làm nụ hơn nở chậm hơn.
+ Thời tiết nắng nóng, gió nhiều: Thời gian lặt lá sẽ muộn hơn, trong khoảng từ ngày 19-20 tháng Chạp, để tránh tình trạng mai nở sớm.
+ Thời tiết mưa nhiều: Nên lặt lá mai sớm hơn khoảng 10-12 tháng Chạp, để kích nụ bung hoa được sớm.
Ngoài ra, việc quan sát kích thước nụ, số lượng nụ trên cành mà mọi người sẽ canh chỉnh được thời gian lặt lá mai thích hợp.
#2 Bón phân để kích nụ cho mai vàng
Để kích thích mai ra nụ hay kìm hãm sự phát triển của nụ mai vàng một cách chủ động và nhanh hơn thì bón thêm phân cho mai là việc không thể thiếu. Ở giai đoạn phát triển nụ hoa, thì bón phân cũng cần tuân theo những hàm lượng nhất định của phân và các loại phân mà nhà vườn có thể chọn bón một cách hợp lý nhất.
Bắt đầu từ tháng 7 - tháng 8 âm lịch, bón phân NPK có hàm lượng như 20-20-15 + TE, 17-17-17, 16-16-8+TE, Better Tím 16-12-8-11S TE... giúp cây tạo tược mới, làm nụ tự nhiên.
Thời điểm thích hợp để bón phân kích nụ sẽ rơi vào thời điểm cuối tháng 9 - tháng 10 âm lịch. Mọi người nên lưu ý, nếu bón phân siết nụ sớm hơn sẽ là cây tạo nụ sớm, đồng thời hoa làm hoa nở sớm.
Nên kết hợp giữa bón gốc và phun lên cây, để mai được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng toàn cây. Ở giai đoạn này, ngoài việc bón phân để kích nụ hoa, thì mọi người nên tưới thêm kích rễ bằng Atonik với liều lượng 10ml trên bình 16 lít nước hoặc một số dòng dưỡng rễ như: N3M, Root 2 Mỹ... giúp cây được ổn định rễ hơn, rễ khỏe giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt.
Về phân bón gốc ở giai đoạn tạo nụ, nên tập trung bón gốc một số phân hữu cơ để cây dễ hấp thu như: Dynamic Lifter, Phân gà Dynamic, Bounce Back,... Kết hợp với phân bón lá NPK có hàm lượng như Siêu lân 10-55-10 +TE, pha với liều 5-10 gram cho bình 8 lít nước, 701 (10-30-20), NPK 6-30-30+ TE hoặc phân Kali trắng (KNO3) với liều pha là 100 - 150 gam cho bình 16 lít nước. Phun thêm NPK có lượng lân và Kali cao vừa kích mai ra nụ theo ý muốn vừa giúp nụ to, hoa đều và sẫm màu.
#3 Sử dụng thuốc điều hoà sinh trưởng để kích nụ cho mai
Ngoài biện pháp bổ sung phân bón để cung cấp dinh dưỡng toàn bộ cây hay biện pháp lặt lá để kích thích mai tạo nụ tự nhiên, thì sử dụng một số thuốc điều hoà sinh trưởng để kích nụ mai cũng đang được mọi người áp dụng nhiều hiện nay. Chất Chlorormequat Chloride, Cycocel CCC là các chất ức chế quá trình tổng hợp GA (Gibberrellic acid) làm kìm hãm sự phát triển về lóng thân và sự giãn nở ra của các tế bào trong cây. Làm mai ổn định chiều cao, cành thân lá cứng cáp và khỏe mạnh, để dinh dưỡng tâp trung vào kích thích sự phát triển của nụ mai, giúp nụ ra hoa đồng loạt.
Sử dụng các chất ức chế sinh trưởng, có thể giúp người trồng mai có thể điều chỉnh lại các bộ phận trên cây theo ý muốn.
HIỆN TƯỢNG MAI KHÔNG NỞ HOẶC NỞ SỚM
Ngoài vấn đề chính là cách kích thích mai ra nụ đúng cách, bên cạnh đó vẫn còn nhiều câu hỏi đang được nhiều người thắc mắc như: Tại sao mai không nở vào dịp Tết hay thời gian mai nở sớm hơn dự kiến và làm thế nào để kìm hãm lại tình trạng đó?
Hiện tượng mai không nở vào dịp Tết
Có một vài nguyên nhân làm mai không nở hoặc nở chậm hơn vào dịp Tết như: thời điểm kích thích nụ mai trễ (kích sau tháng 10 âm lịch). Thời tiết lạnh quá sẽ làm nụ nở hoa muộn... Để cứu vãn tình trạng nụ mai nhỏ hay không đồng đều thì mọi người nên chọn thời điểm tuốt lá mai sớm hơn dự kiến, trong khoảng ngày 10-12 tháng Chạp. Bên cạnh đó, tưới thúc thêm NPK có lượng lân và kali cao như đã kể trên.
Ngoài ra, cũng có một số biện pháp dân gian được mọi người áp dụng nhiều để thúc nụ bung hoa sớm như:
Chọn vị trí đặt chậu mai ở nơi có nhiều nắng
Hạn chế tưới gốc cây để siết khô chậu cây, phun thêm Atonik
Tưới phun sương lên cành
Ngắt đọt non để dinh dưỡng tập trung nuôi nụ giúp nụ sớm bung vỏ lụa (vỏ trấu)
Tưới nước ấm vào gốc cây
Thắp điện thúc hoa
Và còn những kinh nghiệm khác nữa để kích nụ mai được mọi người đúc kết lại trong quá trình chăm mai.
Xử lý cho mai nở muộn
Nếu mọi người bỏ qua giai đoạn lặt những lá già đi sớm, thì cây đọng nhiều những lá già làm lá rụng tự nhiên, dinh dưỡng sẽ tập trung hơn để nuôi nụ và làm nụ sớm bung mầm hoa hơn. Nguyên nhân tiếp theo phải kể đến là yếu tố thời tiết. Nếu thời tiếp quá lạnh làm nụ nở muộn thì ngược lại, thời tiết nắng nóng, gió nhiều sẽ làm hoa sớm nở hơn.
Nếu nụ hơn to và sắp bung mầm hoa, nên chọn thời điểm tuốt lá trễ hơn, vào khoảng ngày 19 - 20 tháng Chạp. Kết hợp tưới thúc gốc bằng phân có lượng đạm cao như: Đạm ( Ure) với liều lượng 10 gram cho bình 10 lít nước, cách 5 ngày tưới lại một lần hoặc NPK 30-10-10 + TE,... Và một số biện pháp vật lý cũng được dùng phổ biến như: Tưới nước đậm gốc cây để giữ lạnh cho rễ nhưng vẫn đảm bảo cây không bị ngập úng, hạn chế tưới nước lên cành, đặt nước đá gần gốc mai, phủ rơm rạ hoặc chỉ dừa lên về mặt chậu để giữ ẩm, hạn chế để cây tiếp xúc với ánh nắng bằng cách dùng lưới che lại...
Việc kích thích mai ra nụ không hề khó, tuy nhiên để kích được mai ra nụ đúng thời điểm, để mai nở vào dịp Tết đúng độ thì còn phụ thuộc nhiều vào tay nghề cũng như khả năng quan sát cây của mọi người. Để được như vậy, mọi người nên chú ý đến cách chăm sóc mai theo từng giai đoạn về cách bón phân, chọn thời điểm thích hợp để lặt lá già, tuốt lá, phòng trừ sâu bệnh hại tốt...
Hy vọng với những chia sẻ trên, Xanh Bất Tận có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn các quá trình kích nụ cho mai và sử dụng phân bón nào cho hợp lý để kích nụ mai. Bên cạnh đó, có thể giải quyết phần nào về một số biện pháp khắc phục tình trạng hoa mai không nở hoặc nở sớm.
Để tham khảo thêm các sản phẩm phân bón cho mai cũng như các vật tư nông nghiệp khác, mọi người tham khảo trực tiếp tại website: https://xanhbattan.com/ hoặc liên hệ với Cửa hàng Xanh Bất Tận: 156A Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, TPHCM - Hotline tư vấn: 0972158146 - 0932657564.
Tác Giả: Xanh Bất Tận
XEM THÊM:
Cách Chăm Sóc Mai Vàng Theo Tháng Đúng Cách
Top 09 Phân Bón Tốt Cho Mai Hiện Nay
Kích Rễ Cho Mai Bằng Root 2 Mỹ