Cách Xử Lý Đất Bằng Trichoderma Đúng Cách Không Phải Ai Cũng Biết

XỬ LÝ ĐẤT BẰNG TRICHODERMA ĐÚNG CÁCH

Xử lý đất bằng nấm trichoderma hay cách sử dụng trichoderma để cải tạo và xử lý đất trồng là một trong rất nhiều thắc mắc của rất nhiều người xoay quanh vấn đề về nấm đối kháng trichoderma. Bài viết ngày hôm nay, mình sẽ đi sâu và chi tiết về kinh nghiệm sử dụng trichoderma (cách sử dụng trichoderma) để cải tạo đất và xử lý đất trồng hiệu quả nhất.

Trước khi đi vào vấn đề chính, mình xin phép được chia sẻ thêm các vấn đề xoay quanh về trichoderma - một sản phẩm được sử dụng rất phổ biển hiện nay khi trồng cây bao gồm: Khái niệm trichoderma, nấm trichoderma có độc không?,... Bây giờ chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu nhé!

Trichoderma Là Gì?

Trichoderma là một loại vi sinh vật (sinh vật nhỏ bé) không thể quan sát được bằng mắt thường và chỉ được quan sát rõ dưới kính hiển vi với độ phóng đại trên x200 lần. Trichoderma là một loại vi nấm (theo phân chia nhánh trong sinh học) hay còn gọi là Fungi, với ứng dụng được biết đến rộng rãi trong nông nghiệp với 02 công dụng chính là Ủ phân bón (nhất là phân bò, phân dê,...) và đối kháng các loại nấm bệnh trong đất hoặc trên cây trồng.

Vậy còn Trichoderma Bacillus thì sao? Nói đến "thuật ngữ" này, mình xin đính chính là đây là từ gọi ghép giữa "Trichoderma" và "Bacillus" vì về bản chất 02 loại này đều thuộc vi sinh nhưng trichoderma là thuộc Vi nấm (Fungi) còn Bacillus lại thuộc vi khuẩn (bacteria) và cả 02 đều có ích trong nông nghiệp nên thường được bổ sung chung với nhau để tăng hiệu lực mạnh mẽ.

Nấm Trichoderma Có Độc Không?

Nấm Trichoderma về bản chất được phân lập từ tự nhiên và được nghiên cứu rất nhiều về tính ứng dụng của chúng vào sản xuất - nhất là ứng dụng trichoderma trong trồng trọt. Vì vậy, Nấm trichoderma hoàn toàn vô hại với cây trồng, rễ cây và cả đất trồng. Ngược lại, Trichoderma còn thật sự có rất nhiều công dụng rất hoàn hảo trong nông nghiệp phải kể đến đó chính là:

  • Giúp phân hủy cơ chất - đặc biệt là cơ chất Cellulose

Về công dụng này có thể khỏi phải nhắc nhiều vì hiện nay chúng được dùng rất phổ biến, cụ thể là sử dụng trichoderma để ủ các loại rác thải nhà bếp chứa nhiều vỏ quả, ủ phân chuồng - nhất là phân bò, phân dê,.. vì thành phần chứa nhiều cỏ (thành phần chính là cellulose). Sau quá trình tiết enzyme biến đổi cơ chất thành mùn (phân bón) được sử dụng để bón cho cây trồng, cung cấp nhiều dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng tốt.

  • Đối kháng và cạnh tranh với các loại vi nấm gây bệnh có hại trên cây

Công dụng này thấy rõ nhất là sự cạnh tranh (đối kháng) cực mạnh của trichoderma với các chủng vi sinh gây bệnh vàng lá, thối rễ, xì mủ trên cây trồng. Về cơ chế tác động, trichoderma tiết ra một enzyme đặc hiệu làm vỡ màng tế bào của các loại vi nấm gây bệnh và sau đó tấn công vào bên trong làm mất tác hại hại của các  loại vi nấm này đối với cây trồng.

  • Tăng sức đề kháng cho cây trồng

Cũng nhờ cơ chế trên, trichoderm thiết lập một "lá chắn" làm giảm nguy cơ xâm nhiễm của các loại vi sinh vật có hại đối với cây, đặc biệt laf bộ rễ của cây trồng. Thêm vào đó, sự cộng sinh của trichoderma vào rễ sẽ giúp cho bộ rễ của cây khỏe hơn, phát triển sâu và rộng hơn và từ đó gia tăng khả năng hút dinh dưỡng tốt nhất cho cây sử dụng.

Cách Sử Dụng Nấm Trichoderma Xử Lý Đất Trồng Cây

Có lẽ đây là phần quan trọng nhất của bài viết này, nhưng mình muốn bạn hiểu thêm về bản chất của trichoderma vì điều đó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Về cách sử dụng trichoderma để xử lý đất, mình chia ra thành 02 cách sử dụng dưới đây:

  • Trộn trichoderma với đất trồng để xử lý đất

Với cách trộn trichoderma vào đất này được dùng ở 02 giai đoạn chính là: Xử lý đất trước khi trồngxử lý đất sau khi trồng. Về cách làm thì bạn chỉ cần bổ sung khoảng 200 gram nấm đối kháng trichoderma cho khoảng 50 dm3 đất trồng (khoảng 22kg đất), nếu như xử lý đất trước khi trồng thì bổ sung thêm 50 - 100 gram lân đơn (lân nung chảy) để tăng khả năng phát triển của bộ rễ.

Đối với trường hợp xử lý đất sau khi trồng, thì cách làm hơi khác đôi chút như sau: Bạn bổ sung 200 gram trichoderma với lượng đất như trên, để 02 ngày sau đó bổ sung thêm 50 - 100 gram tinh vôi (hoặc vôi nông nghiệp) rồi sau đó đảo đều rồi mới bổ sung thêm lượng lân đơn vào. Sau đó, sử dụng hỗn hợp này kết với với 30% đất mới là có thể trồng cây được.

 

  • Tưới trichoderma vào đất trồng để cải tạo và phòng nấm bệnh

Về cách sử dụng trichoderma để xử lý đất ở dạng tưới này thì hầu hết được sử dụng chính yếu nhất là 02 giai đoạn: Giai đoạn đang trồng cây và giai đoạn mùa mưa (nấm bệnh rễ phát triển nhiều nhất). Về cơ bản cũng chẳng khác gì so với cách trên, tuy nhiên quá trình dùng thì khác đi vì lúc này là tưới trichoderma vào trong đất đang trồng cây.

Cách dùng như sau: Pha khoảng 40 gram trichoderma cho khoảng 10 - 16 lít nước, khuấy đều và để 24h (có thể dùng liền cũng được). Sau đó, sử dụng dung dịch này đi tưới vào đất trồng (phần cặn bỏ vào gốc cây hoặc trên bề mặt đất). Thời gian lặp lại nên là 7 - 14 ngày để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Chỗ Mua (Bán) Nấm Trichoderma Điền Trang Uy Tín Và Chất Lượng Tại TPHCM

Hiện nay nấm trichoderma được bán rất nhiều trên thị trường, để mua được nấm trichoderma chất lượng và uy tín. Bạn có thể liên hệ với Shop Xanh Bất Tận qua hotline 0972158146 - 0932657465 hoặc có thể mua trực tiếp tại cửa hàng ở 156A Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, TPHCM.

Nếu bạn cần thêm tư vấn cách sử dụng hoặc cần mua nấm trichoderma có thể liên hệ ngay để được tư vấn kỹ thuật miễn phí, ship hàng toàn quốc, thanh toán COD (nhận hàng thanh toán) dễ dàng và nhanh chóng nhất.