Các Loại Bệnh Trên Cà Chua: Nguyên nhân & Cách Trị

Top 5 Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cây Cà Chua

Các loại bệnh trên cà chua nguyên nhân thường là do nấm, vi khuẩn, côn trùng,... gây nên. Chúng có thể kiến cây kém phát triển, không ra quả, không đạt năng suất hoặc là chết cây. Vậy làm thế nào để phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời?

Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn 05 loại bệnh hại thường gặp: nguyên nhân và cách trị cho từng loại bệnh trên cà chua. Trong đó top 05 loại bệnh phải kể đến như: bệnh héo xanh, bệnh sương mai, bệnh thán thư, bệnh tuyến trùng hại rễ và cuối cùng là bệnh đốm vi khuẩn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm vững dấu hiệu, cách phòng trừ và lựa chọn phương pháp trị bệnh khoa học cho cây cà chua nhé.

1. Bệnh héo xanh trên cây cà chua

 ➤ Tác nhân gây bệnh: bệnh này do vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây ra. 

Bệnh héo xanh trên cây cà chua xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đặc biệt là giai đoạn trưởng thành cây bắt đầu ra nụ - hoa đến hình thành quả non già thu hoạch. Ở giai đoạn cây con nhiễm bệnh thường làm cho cây lá cây cà chua héo rủ nhanh chóng, lá héo và gục xuống, cây chết xanh. Do đó, nếu không phát hiện và cách trị bệnh sẽ ảnh hưởng đến năng suất gieo trồng thậm chí là chết cây.

 ➤ Nguyên nhân gây bệnh:

   ◉ Thứ 1: vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại. 

   ◉ Thứ 2: vi khuẩn lan truyền qua cây giống, gió, nước hoặc côn trùng và thậm chí là qua công cụ chăm sóc tỉa cành

Ở đây vi khuẩn dễ dàng sâm nhập và vết thương hoặc vết chích của côn trùng ở rễ, thân. Sau khi xâm nhập vào cây thành công chúng sẽ tấn công vào mạch dẫn làm hư bó mạch, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển nước và dinh dưỡng dẫn đến héo và chết cây. Vi khuẩn Ralstonia solanacesrum Smith phát triển nhanh ở nhiệt độ cao, nhiệt độ từ 24-380 độ C.

 ➤ Cách phòng, trị bệnh:

- Luân canh cây trồng, vệ sinh ruộng đồng và dọn đẹp tàn dư cây trỗng cũ. 

- Chọn giống cây khỏe không nhiễm bệnh, chống chịu bệnh tốt. Lên liếp cao để tránh dọng nước khi có mưa và trong khi tưới tiêu. 

- Không nên trồng dày để tạo diện tích thông thoáng, tránh ẩm đất

- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện, nhổ bỏ nhưng cây có dấu hiệu nhiễm bệnh và đem tiêu hủy để tránh lây lan. Sau đó khử trùng lại đất bằng cách bóng bội vôi vào nơi vừa nhổ

- Đối với biện pháp hóa học ta có thể dùng thuốc Stamer 20WP để phun xịt, nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

2. Bệnh sương mai 

 ➤ Tác nhân gây bệnh: bệnh sương mai trên cây cà chua là do vi khuẩn Phytophthora infestans gây ra.

Bệnh sương mai gây hại trên thân, lá, và quả trong điều kiện nhiệt độ thấp và độ ẩm cao. Bệnh làm giảm năng suất của cây, thông thường từ 60-70% năng suất và nặng nhất là sẽ thất thu toàn bộ. 

 ➤ Nguyên nhân gây bệnh: loại bệnh này xuất hiện chủ yếu là do vi khuẩn Phytophthora infestans lan truyền qua gió, dòng nước. Bệnh xuất hiện phổ biến vào 2 vụ chính là Đông và Xuân thời điểm này có thời tiết thích hợp để vi khuẩn phát triển.

Vết bệnh khi xuất hiện có màu xanh đậm như úng nước, khi vệt lớn dần sẽ chuyển qua màu nâu đen. Nếu trời ẩm trên bờ mặt vết bệnh sẽ có lớp tơ màu trắng bao phủ (giống lớp sương mai), bệnh nặng sẽ dẫn đến thối nhũng. Và khi thời tiết khô vết bệnh cũng khô ròn và dễ vỡ.

 ➤ Cách phòng, trị bệnh:

- Trồng cây cà chua đúng mù vụ để cây phát triển mạnh mẽ, tránh nấm, vi khuẩn và sâu bệnh

- Luân canh cây trồng, không trồng quá dày và thường xuyên cắt tỉa lá tạo điều kiện thông thoáng.

- Khi phát hiện phải cắt bỏ ngay để tránh lây lan, phun một trong các loại thuốc sau: Mancozeb 80 WP, Curzate 72 WP, Ridomil 72 WP, Aliette 80 WP,với nồng độ 0.1-0.4%, và phun 7-10 ngày/lần.

3. Bệnh thán thư 

 ➤ Tác nhân gây bệnh: bệnh là do nấm Colletotrichum phomoides gây ra.

Vi khuẩn gây bệnh liên kết với nhau làm cho quả bị thối, vỏ khô có màu trắng vàng bẩn. Bệnh có thể gây hại trên các chối non gây hiện tượng thối ngọn, chồi có màu nâu đen, bệnh có thể phát triển nặng làm cây bị chết dần hoặc cây bệnh có quả ở từng phần nhưng quả ít, chất lượng kém.

 ➤ Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa hoặc ruộng tưới nhiều nước, độ ẩm không khí cao. Dấu hiệu của bệnh là nhưng đốm hình tròn ban đầu, úng nước hơi lõm xuống. Sau đó lan ra dần, có đường kính 0.5-0.2cm, tâm vết bệnh có màu nâu đen, viền màu xám. Trên bề mặt vết bệnh có những đóm nhỏ là đĩa cành của nhóm gây bệnh.

 ➤ Cách phòng, trị bệnh: 

- Thu gom và tiêu hủy các quả bệnh để tránh lây lan

- Khi xuống giống chọn dòng ít nhiễm bệnh, tránh cho cây ra quả vào mùa mưa

- Trồng thưa theo luống tạo sự thông thoáng cho cây trồng

Khi phát hiện ra bệnh thán thư trên cây cà chua thì có thể phun trị bệnh bằng một trong các loại thuốc Ridomil Gold 68WG, Copper B 75 wp, Benlate 50 WP, Daconil 75 WP, Mancozeb MZ 72 wp. Curzate M8 72 WP, Antracol 70 WP… 0.2-0.4%.

4. Bệnh tuyến trùng hại rễ

 ➤ Tác nhân gây bệnh: bệnh chủ yếu là do tuyến trùng Meloidogyne incognita gây ra hiện tượng u sưng rễ. Khi cây bị nhiễm bệnh sẽ cằn cỗi, lùn và chuyển sang màu vàng. Nặng hơn là sẽ bị chết cây. 

 ➤ Nguyên nhân gây bệnh: Khác với những loại vi khuẩn phía trên, tuyến trùng Meloidogyne incognita phát triển mạnh mẽ trong điều kiện nhiệt độ 25-300 độ C, độ ấm khoảng 40%, tuyến trùng phát triển trong đất cát mạnh mẽ hơn đất thịt. Khi ở nhiệt độ 48-600 độ C tuyến trùng con sẽ chết.

Tuy nhiên, theo như nghiên cứu tuyến trùng này khá nguy hiểm vì chúng có thể ký sinh và phá hủy trên nhiều cây chủ khác nhau và chúng, đặc biệt chúng có thể tồn tại dưới hình thức trứng tiềm sinh trong đất qua nhiều tháng đợi đến khi gặp điều kiện thích hợp chứng sẽ phát triển.

Khi nhiễm bệnh rễ sẽ bị sưng phồng, khi chuyển nặng nốt bắt đầu sẽ to lên. Ban đầu, các nốt sẽ màu trắng, sau chuyển thành nâu đen cuối cùng sẽ vỡ ra lúc này rễ đã bị thối đen. Là 1 trong các dòng bệnh nguy hiểm, bạn cần theo dõi kỹ và có các biện pháp phòng trừ.

 ➤ Cách phòng, trị bệnh: 

- Khi phát hiện cần nhổ bỏ và tiêu hủy các cây bị bệnh

- Luân canh cây trồng là 1 cách hiệu quả để phòng trừ, bạn có thể luân canh với cây hòa thảo trong 2-3 năm.

- Trường hợp rượng bệnh nặng bạn cần phải cày phơi ải, bón vôi hoặc xử lý thuốc trị tuyến trùng, chế phẩm sinh học

- Cuối cùng là chế phẩm hóa học, bạn có thể dùng một trong các loại thuốc hóa học sau: Tervigo 020 SC, Nokaph 10 GR, Saburan 10 GR, Carbosan 25 EC, Diazinol, Ethoprophos, Vifu- Super, Octiva, Travigo, Etocap, Cabofulran...

5. Bệnh đốm vi khuẩn

 ➤ Tác nhân gây bệnh: nguyên nhân của bệnh là do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. vesicatoria gây raBệnh thường gây hại trên quả, thân và cả lá làm cho năng suất và chất lượng của quả cà chu bị giảm xúc trầm trọng.

 ➤ Nguyên nhân gây bệnh:  vi khuẩn này thường bắt nguồn từ trong hạt giống, cây giống hoặc do đất trồng, tưới nước cho cây không đúng thời điểm. Trong suốt chu kỳ phát triển cây cà chua có thể mắc bệnh này bất kỳ lúc nào.

Khi nhiễm bệnh ban đầu sẽ xuất hiện những vết bệnh có màu đen nhạt, dạng nhũng nước và hơi lõng xuống sau đó lan dần ra nhiều vết liên kết lại thành 1 vệt to. Bệnh cũng gây hại tren cả thân và lá, lúc đầu vết bệnh cũng có dấu hiệu tương tự nhưng sau đó sẽ chuyển sang vàng hoặc đen và bị rách sau một vài ngày.

 ➤ Cách phòng, trị bệnh: 

- Vệ sinh ruộng đồng để tránh các mầm bệnh, ổ vi khuẩn và tuyến trùng hay gặp trên cây cà chua

- Tạo luống cao thoát nước tốt vào mùa mưa, tránh tưới nước vào chiều tối đặc biệt là lúc cây đang bệnh

- Chọn giống cây khỏe mạnh, bón phân cân đối và đầy đủ hạn chế đạm và tặng lượng Kali khi cây bệnh

Phun thuốc khi cà bị bệnh bằng một trong những loại thuốc sau: Kasuran 50 wp (New Kasuran 16,6 WP), Kasumin 2L, Starner 20 wp với liều lượng 20-30g(cc)/8 lít phun 10 ngày/lần.

Bài viết 05 loại bệnh trên cây cà chua phía trên đã phần nào đem đến cho bạn kiến thức về tác nhân gây bệnh, dấu hiệu và cách phòng trừ trên từng loại bệnh. Hi vọng bài viết sẽ góp phần vào cuốn sổ tay kinh nghiệm "nhà nông" của bạn đối với cây cà chua. Nếu bạn có thêm thắc mắc, vui lòng liên hệ đội ngũ kỹ thuật tại Xanh Bất Tận qua hotline 0972158146 - 0932657564 để được tư vấn nhanh chóng, miễn phí.

 

Tác giả: Xanh Bất Tận

Xem thêm:

Top 3 chế phẩm xử lý đất trồng rau bạn nên dùng

Cách xử lý đất bằng Trichoderma đúng cách không phải ai cũng biết

Hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học Bio B

Muối Epsom: Thần dược cho rau sạch & hoa kiểng

Mua hạt giống dưa leo siêu trái ở đâu tại TP Hồ Chí Minh