U Sùi Trên Hoa Hồng: Nguyên Nhân - Biểu Hiện - Cách Trị Dứt Điểm
U Sùi Trên Cây Hoa Hồng
U sùi trên hoa hồng là một loại bệnh rất phổ biến mà rất nhiều người trồng hoa hồng hay gặp phải. Khi cây bị hiện tượng u sùi xảy ra trên gốc hồng, trên rễ và trên thân sẽ làm cây yếu ớt, cành dễ gãy, lá vàng nhạt và cây bị suy yếu dần rồi chết sau đó. Bài viết này, mình sẽ nêu ra cho bạn những biểu hiện, nguyên nhân cũng như cách để khắc phục (trị) dứt điểm bệnh u sùi trên cây hoa hồng tốt nhất.
Biểu Hiện U Sùi Trên Hoa Hồng Là Gì?
U sùi trên hoa hồng là hiện tượng mà cây hoa hồng đang sinh trưởng phát triển bình thường, bổng một ngày trên thân xuất hiện các vết sần sùi nhỏ màu sáng, thô ráp dạng hình tròn. Chỉ sau một thời gian, vết sần này phát triển to và chiếm một phần hoặc bao quanh toàn bộ cành hoặc chèn lên gốc hoa hồng. Làm cây suy yếu, lá vàng nhạt, không xanh mượt nữa và cành của hoa hồng rất dễ gãy.
Mình xin tóm tắt ngắn gọn 05 biểu hiện của cây hoa hồng bị u sùi như sau:
-
Đầu tiên khi chớm bệnh, trên thân hoa hồng xuất hiện các vết sần nhỏ li ti, màu sáng dạng hình tròn và bề mặt thô ráp hoặc mịn
-
Lá của hoa hồng dần chuyển sang màu vàng, mất đi màu xanh mượt vốn có.
-
Sau đó một thời gian, cây có nhiều nốt u sùi lên rất to chiếm gấn 04 - 08 lần so với thân cành của cây, các vết nứt này liên kết và tạo nên nhiều khía vết bề mặt sần sùi, bao quanh toàn bộ thân cành hoặc một bên của thân và có màu nâu sẫm đặc trưng.
-
Vết u sùi này thường xuất hiện ở 03 vị trí chính là trên thân (cành), ở ngay gốc hồng (đoạn tiếp giáp giữa cây với đất trồng) và ngay trên rễ (thường gặp trên hoa hồng leo).
-
Cành hoa hồng suy yếu dần, cành dễ gãy và hoàn toàn không có khả năng ra hoa bình thường vì cây hầu như không có khả năng hấp thụ dinh dưỡng, nước lên đoạn cành này.
Nguyên Nhân Của Bệnh U Sùi Trên Cây Hoa Hồng
Biểu hiện của bệnh u sùi trên cây hoa hồng rất dễ nhận dạng và phân biệt so với các loại bệnh trên hoa hồng khác. Dưới đây, mình sẽ nêu ra chính xác nguyên nhân mà hoa hồng bị u sùi (nốt sần sùi) ở gốc và rễ, thân của cây.
-
Tác Nhân Chính Gây Nên Bệnh Sùi Gốc - Sùi Cành Hoa Hồng
Bệnh u sùi gốc hoa hồng không liên quan tới bệnh tuyến trùng trên hoa hồng. Chính xác của bệnh u sùi hoa hồng đó chính là một loại vi khuẩn - tên khoa học là Agrobacterium tumefaciens, chúng là tác nhân gây bệnh u sùi cho hơn 140 loại cây trồng và hoa hồng là một trong số đó. Đây là một loại vi khuẩn gram âm, có đoạn DNA (vật chất di truyền) rất nhỏ được gọi là T-DNA, tăng khả năng nhân bản trên vật chủ (tế bào thực vật) rất nhanh và tạo nên các phản ứng tự vệ của thực vật hình thành nên nốt u sùi.
Vi khuẩn agrobacterium tumefaciens này có khả năng phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 25 - 30 độ C (mùa hè phát triển mạnh), thích hợp với độ pH kiềm (pH trên 8.0), lây truyền theo đường nước và có thể tồn tại được trong đất rất lâu (trên 02 năm).
-
Cơ Chế Hoạt Động Của Vi Khuẩn Agrobacterium tumefaciens gây nên nốt sần (u sùi)
Cơ chế gây nên bệnh u sùi trên cây hoa hồng biểu hiện rõ từ lúc cây bắt đầu nhiễm bệnh cho đến khi cây nhiễm nặng. Đầu tiên, vi khuẩn thông qua các vết thường xay xát trên thân hoặc cành của hoa hồng xâm nhiễm vào bên trong, đi thẳng vào màng tế bào bị tổn thương rồi truyền vật chất di truyển T-DNA vào trong, từ đây chúng nhân bản T-DNA lên nhanh, sau đó cây hoa hồng tiết phytohormone bất thường và các tế bào phân chia không kiểm soát tạo nên các lớp u sùi to dần chỉ sau từ 02 - 04 tuần.
Nếu lớp u sùi này không được xử lý, sau khi được phân rã sẽ giải phóng các lớp bào tử và giúp vi khuẩn xâm nhiễm lại trong đất, tồn tại lâu trồng đất sẽ làm cho cây hoa hồng bị u sùi liên tục mà không hết được.
Cách Trị Bệnh U Sùi Trên Hoa Hồng Nhanh Chóng Và Hiệu Quả
Như đã nêu ở trên, nguyên nhân của bệnh u sùi là do vi khuẩn gây nên vì vậy cách trị bệnh u sùi trên hoa hồng sẽ theo 02 hướng: Hoặc là không để vi khuẩn agrobectrium tumefaciens xuất hiện trong đất (phòng bệnh) hoặc là trị dứt điểm loại vi khuẩn này (với cây đã bị u sùi). Cụ thể cách trị bệnh u sùi hoa hồng như sau:
▶ Thay toàn bộ đất trồng hoa hồng (đối với cây hoa hồng bị u sùi nặng) và tách riêng chậu hoa hồng bị u sùi ra để chăm sóc tránh lây nhiễm.
▶ Sử dụng lưỡi dao sắc, xử lý cồn hoặc formol để vệ sinh lưỡi dao, sau đó nhẹ nhàng tách toàn bộ những lớp u sùi ở trên thân, gốc và rễ của hoa hồng ra.
▶ Dùng keo liền da cây, bôi lên các chỗ được tách nốt u sùi thật kĩ để tránh tái nhiễm và bảo vệ vết thương cho cây tốt hơn.
▶ Loại bỏ hoàn toàn các nốt sùi này xa khu vực trồng để tránh lây lan sang các cây khác.
▶ Dùng thuốc diệt nấm, vi khuẩn mạnh - có thể dùng coc 85 để phun lên toàn bộ cây, 02 mặt lá và các nơi mà có vết u sùi cũ (dùng 01 lần/tuần, trong 04 tuần liên tiếp). Kèm theo đó, bạn pha 40 gram trichoderma vào 16 lít nước rồi tưới vào đất trồng hoa hồng để phòng trừ nấm bệnh, vi khuẩn xâm nhiễm rễ (lưu ý là Coc 85 phun trên cây, trichoderma tưới gốc).
▶ Sử dụng thêm các loại dinh dưỡng cho hoa hồng để bổ sung dưỡng chất, phục hồi cây để nuôi cây khỏe mạnh, cho hoa đợt mới.
Bài viết về chủ đề "U Sùi Trên Hoa Hồng" này mình trình bày khá ngắn gọn, nếu bạn có thêm những thắc mắc về những tác hại của bệnh u sùi hoa hồng cũng như cách trị bệnh u sùi đặc trưng cho từng trường hợp bệnh của cây hoa hồng nha bạn. Bạn có thể liên hệ với độ ngũ kỹ thuật tại Xanh Bất Tận - hotline: 0972158146 - 0932657564 để được tư vấn thắc mắc nhanh chóng và miễn phí.
Tác Giả: Xanh Bất Tận
Xem thêm: