Top 09 Loại Bệnh Trên Lan Thường Gặp Vào Mùa Mưa
CÁC LOẠI BỆNH TRÊN LAN THƯỜNG GẶP NHẤT
Bệnh trên lan có rất nhiều loại và do rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau, trong số đó phải kể đến là vi nấm và các loại côn trùng như: bọ trĩ, nhện đỏ, rệp sáp. rầy,...Mỗi một nguyên nhân gây nên một hoặc một vài bệnh khác nhau với biểu hiện trên thân, hoa, rễ và lá của phong lan.
Trong bài viết hôm nay, mình xin đề cập một phần nhỏ về chủ đề "các loại bệnh trên lan thường gặp vào mùa mưa" - cụ thể là do các loại vi sinh vật - vi nấm gây nên. Dưới đây là chi tiết về 09 loại bệnh xuất hiện trên lan nhiều nhất vào mùa mưa mà bạn nên biết.
Top 09 Loại Bệnh Trên Lan Xuất Hiện Vào Mùa Mưa
➤ Top 1. Bệnh Thối Nhũn Trên Lan
-
Biểu hiện: Bệnh thối nhũn hay còn gọi là bệnh thối lá trên lan (lan bị thối lá), một hiện tượng lá bị mềm nhũn, vàng úa và khi chạm vào sẽ có mùi rất khó chịu. Bệnh thối nhũn do vi khuẩn có tên khoa học là Erwinia Carotovora gây nên xuất hiện nhiều vào mùa mưa.
-
Cách trị bệnh thối nhũn: Sử dụng các dòng thuốc đặc trị vi khuẩn gây bệnh thối nhũn như: kin kin bul 72WP, viên sủi poner 40TB, Starner 20WP, Captan thái lan và physal 20SL đều cho hiệu quả phòng trừ thối nhũn cực tốt.
Xem thêm: Top 05 Loại Thuốc Trị Thối Nhũn Cho Lan Tốt Nhất Hiện Nay
➤ Top 2. Bệnh Thối Hạch Trên Lan
-
Biểu hiện: Bệnh thối hạch trên lan cũng là một loại bệnh khá phổ biến, xuất hiện nhiều khi độ ẩm không khí cao (mùa mưa), vi khuẩn có tên khoa học là Sclerotinia sclerotirum là nguyên nhân gây nên bệnh. Biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh đó chính là phần đầu ngọn và cổ rễ, lá của lan bị vàng đi, chuyển dần sang màu đen rồi khô. Khi cây bị bệnh thối hạch nặng, xuất hiện các tán nấm và hạch nấm màu trắng li ti; chuyển dần sang màu vàng thường có kích thước bé khoảng 01 mm.
-
Cách trừ bệnh thối hạch lan: Tiến hành cắt tỉa bỏ phần lan bị thối hạch, pha các loại thuốc diệt nấm mạnh như Daconil, Aliette 800WP để diệt tận gốc bệnh thối hạch trên lan tốt nhất.
➤ Top 3. Bệnh Đốm Vàng Lá Trên Lan
-
Biểu hiện: Bệnh đốm vàng lá trên lan xuất hiện nhiều vào mùa mưa và hay xuất hiện trên lan phi điệp, bệnh đốm vàng lá do vi khuẩn Cercospora sp. gây nên. Biểu hiện của bệnh là sự xuất hiện của vết chấm đen li ti ở 02 mặt của lá, xung quanh có vệt (quầng) màu sáng. Khi bệnh trở nặng thì lá lan bị vàng rồi rụng dần.
-
Cách phòng trừ: Nên phun phòng các loại thuốc trị nấm khi mùa mưa, đối với cây lan đã bị bệnh nên pha thuốc diệt nấm Ridomil gold 68WP phun đều lên toàn bộ thân lan, nhất là nơi đang bị đốm vàng lá để diệt nhanh bệnh.
➤ Top 4. Bệnh Đốm Nâu Trên Lan
-
Biểu hiện: Bệnh đốm nâu thường hay gặp nhất là trên cánh hoa và lá của phong lan, bệnh do Curvularia eragotidis gây ra. Biểu hiện của bệnh là sự xuất hiện của các chấm li ti màu nâu, bề mặt hơi lồi, khi bệnh nặng các vết li ti này to về mặt kích thước và có màu nâu nhạt.
-
Cách phòng trừ: Bệnh này nên phòng sẽ tốt hơn là trị vì khi chúng xuất hiện làm cánh hoa của lan trở nên mất tính thẩm mỹ, lá của phong lan cũng trở nên vàng đi. Bạn có thể phun các loại thuốc diệt nấm như mancozeb xanh ấn độ để phòng bệnh đốm nâu trên lan rất hiệu quả.
➤ Top 5. Bệnh Thối Chồi Non
-
Biểu hiện: Bệnh thối chồi non do Phytophthora sp. gây nên, biểu hiện ban đầu là các giả hành có màu đen (nhất là phần bẹ lá gần ngọn); khi dùng tay xé giả hành ra chúng có màu đen và bị hư nặng, ranh giới giữa phần bị thối đen và phần khỏe rất rõ ràng, mùi hôi nhẹ nhưng không bị nhũn.
-
Cách phòng trừ: Dùng các loại thuốc diệt nấm daconil 75WP để phun cho lan khi mùa mưa xuất hiện, bệnh thối chồi non nên phun phòng vì khi rất khó trị.
➤ Top 6. Bệnh Thối Đen Trên Lan
-
Biểu hiện: Bệnh thối đen trên lan do chủng vi nấm có tên là Phytopthora palmivora gây ra, thường hay xuất hiện trên lan đai châu. Biểu hiện của bệnh thấy rất rõ và dễ phân biệt so với các loại bệnh còn lại, cụ thể: các vết ủng nước nhỏ, màu đen xuất hiện nhiều ở chồi non, ngọn rồi lan dần xuống phần lá, cuốn lá, làm lá yếu rồi rụng dần.
-
Cách phòng trừ: Phun thuốc diệt nấm antracol 70wp, có tăng cường áo giáp kẽm giúp bảo vệ lan tránh được bệnh thối đen rất tốt. Bạn nên phun khi giai đoạn chuyển từ mùa khô sang mùa mưa để đạt hiệu quả tốt nhất.
➤ Top 7. Bệnh Đốm Vòng Trên Lá Phong Lan
-
Biểu hiện: Bệnh đốm vòng xuất hiện nhiều trên lá và cánh hoa của phong lan, với các vết bệnh nhỏ có dạng hơi lõm xuống, các vết bệnh có vân đồng tâm xuất hiện chi chít trên cánh của hoa lan do vi nấm Alternaria Ap gây ra.
-
Cách phòng trừ: Có thể sử dụng các dòng thuốc diệt nấm thông thường như Anvil 5SC để phòng trừ bệnh đốm vòng trên lan, khi cây đã bị nên tỉa bỏ hoa đang bệnh và tiêu hủy ngay không để lây lan.
➤ Top 8. Bệnh Thối Rễ - Thối Cổ Rễ
-
Biểu hiện: Bệnh thối rễ hay thối cổ rễ, thối gốc xuất hiện các vết đen trên rễ, cổ rễ, đi kèm với đó là độ nhớt ở các bộ phận này, đi kèm với mùi thối nhẹ, nguyên nhân do chủng vi nấm là Rhizoctonia gây ra. Bệnh thối rễ lan cũng có thể do bón các loại phân bón chứa nhiều đạm vào mùa mưa.
-
Cách phòng trừ: Nên phun các loại thuốc diệt nấm Benkona để vệ sinh thường xuyên. Khi cây bị thối rễ nên tỉa bỏ rồi ngâm chúng trong dung dịch chứa benkona diệt nấm bệnh, sau đó trồng lại trên giá thể bình thường.
➤ Top 9. Bệnh Thán Thư - Rỉ Sắt Trên Lan
-
Biểu hiện: Bệnh thán thư - rỉ sắt là những bệnh mà hầu như gặp rất nhiều trên các loại lan: denro, phi điệp, đai châu,.. do chủng vi nấm Colletotrichicm gloeosrioides gây nên. Biểu hiện thấy rõ là các vết bệnh hình tròn nhỏ, màu nâu vàng xuất hiện từ chóp lá, mép lá và chính giữa lá.
-
Cách phòng trừ: Với bệnh thán thư trên lan có thể dùng nativo 750WG để phòng trừ hoặc dùng anvil 5Sc để trừ bệnh rỉ sắt trên lan cho hiệu quả nhanh, tốt nhất.
Cách Phòng Bệnh Trên Phong Lan Vào Mùa Mưa Bạn Nên Biết
Trên đây là top 09 loại bệnh trên lan phổ biến và thường hay gặp nhất vào mùa mưa. Phần dưới đây, mình xin nêu thêm các cách để phòng bệnh trên lan vào mùa mưa để bạn có thể làm nhằm hạn chế tối đa bệnh trên lan. Cụ thể:
-
Nên vệ sinh thường xuyên thân, rễ, lá của lan gọn gàng. Không nên để um tùm làm lây lan và tăng nguy cơ nhiễm nấm bệnh mùa mưa.
-
Nên phun phòng ít nhất từ 07 - 15 ngày cho lan bằng các thuốc diệt nấm khi mùa mưa đến.
-
Nên thay giá thể nếu thấy nguy cơ nhiễm nấm từ giá thể cũ cao.
-
Loại bỏ các chất độn như rêu rừng, dớn mềm,... hoặc các thành phần làm tăng nguy cơ bệnh cho lan
-
Hạn chế bón phân quá liều cần thiết vào mùa mưa, tưới nước hợp lý
-
Nếu cây bệnh nên tách riêng và dùng các biện pháp diệt nấm bệnh nhanh nhất có thể.
Bài viết về bệnh trên lan này cũng khá ngắn, ngoài các loại bệnh kể trên thì còn hơn 20 loại bệnh xuất hiện trên phong lan vào mùa mưa khác nữa mà bạn cũng nên tìm hiểu. Để biết thêm về kỹ thuật chăm sóc lan, bạn có thể liên hệ với đội ngũ kỹ thuật tại xanhbattan.com - hotline: 0972158146 - 0932657564 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác và hoàn toàn miễn phí.
Tác giả: Xanh Bất Tận
* Xem thêm: