Dưa Leo Trồng Bị Đắng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

TẠI SAO TRỒNG DƯA LEO BỊ ĐẮNG

Dưa leo trồng bị đắng có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người trồng dưa leo trên sân thượng, trồng dưa leo bằng hạt hay trồng dưa leo trong thùng xốp đều luôn tìm hiểu. Vì hiện tượng này đều rất dễ gặp vì chúng rất phổ biến, công sức trồng vài ba tháng nhưng đến khi thu hoạch quả ăn bị đắng thì có vẻ như là cảm giác không thực sự tốt lắm.

Bài viết này, mình sẽ chỉ cho bạn những nguyên nhân dưa leo trồng bị đắng, cách nhận biết dưa leo bị đắng và cũng như cách khắc phục hiện tượng đắng trên quả dưa leo khi trồng để đảm bảo những vụ dưa leo cho năng suất cao, quả ăn ngon, giòn và ngọt đúng chuẩn.

Nguyên Nhân Dưa Leo Trồng Bị Đắng

Theo như những kinh nghiệm cá nhân cũng như ý kiến của rất nhiều người trồng dưa leo nhiều năm, có hơn 10 nguyên nhân khác nhau dẫn tới hiện tượng quả dưa leo bị đắng khi trồng. Dưới đây là 03 nguyên nhân chính (phổ biến) nhất làm cho dưa leo bị đắng:

  • Do thiếu nước khi dưa leo ra quả: Cây dưa leo ra quả đòi hỏi nhu cầu nước cực cao, thiếu nước sẽ dẫn tới tình trạng tích lũy hoạt chất Cucurbitacin - một loại triterpen có vị đắng. 

  • Bón phân Kali không hợp lý:  Bón phân chứa nhiều Kali (K) vào những giai đoạn không thích hợp dẫn tới quá trình sinh hóa trong bản thân cây dưa leo không hoạt động đúng, Từ đây, sinh lý của cây sinh tổng hợp các chất có vị đắng tích trữ trong vỏ và phần đầu của quả dưa leo.

  • Trồng chung giàn hoặc gần với khổ quả: Với lý do thứ 03 này thì hầu hết ít gặp, tuy nhiên nguyên nhân này không phải là không xảy ra. Tỉ lệ dưa leo bị đắng khi trồng chung giàn hoặc gần với giàn trồng khổ quả chiếm tỉ lệ cao hơn so với khi trồng riêng và cách xa nhau.

Ngoài 03 lý do này, các nguyên nhân khác dẫn tới quả dưa leo bị đắng bao gồm: Do đất nghèo dinh dưỡng, do cây bị thiếu nắng, do rễ bị yếu không hút được nước, do côn trùng chích hút,... các nguyên nhân này thì hầu hết là ít gặp hơn.

Ăn Dưa Leo Bị Đắng Có Sao Không?

Dưa leo bị đắng vậy thì khi ăn có bị sao không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?. Câu trả lời là: KHÔNG SAO - Thậm chí là RẤT TỐT. Vì cơ bản là vị đắng trên quả dưa leo (nhựa của quả, phần đầu và phần dưới của quả dưa leo) chứa hoạt chất Cucurbitacin - một hoạt chất có vị đắng và thật sự có ích cho sức khỏe của con người. Cụ thể là:

Hoạt chất cucurbitacin tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, điều tiết hệ enzyme thiết yếu giúp cơ thể của con người khỏe hơn nhờ sự chuyển hóa vật chất tốt hơn. Bên cạnh đó, chất đắng này giúp chữa bệnh viêm dạ dày, tăng thêm lượng men tiêu hóa có trong dạ dày giúp tiêu hóa được tốt hơn. (Theo Gs Nguyễn Thanh Chò)

Cách Nhận Biết Dưa Leo Bị Đắng Bằng Mắt Dễ Dàng

Để nhận biết được quả dưa leo bị đắng bằng mắt thường, chúng ta cần quan sát vào 03 đặc điểm chính là: Hình dáng, màu sắc kích cỡ của quả dưa leo. Cụ thể như sau:

  • Về màu sắc: Nên chọn quả màu xanh, tươi sáng, đều màu và không có vết ố vàng hay thâm ở trên bề mặt của quả. Những quả dưa này ăn rất ngon, giàn và ngọt và hầu như là không bị đắng.

  • Về hình dáng: Nên chọn quả thon, dài, không bị cong và không có nốt sần trên bề mặt quả. Với những quả bị cong, nhỏ, có nốt sần đa số là thiếu nước sẽ tích lũy nhiều hoạt chất gây đắng, ăn sẽ không ngon.

  • Về kích cỡ: Nên chọn quả dài, không chọn quả cong nhỏ vì những quả như này đa số là sinh trưởng kém, khi cây có quả thiếu dinh dưỡng, nắng và nước nên rất hay dễ bị đắng ở phần đầu của quả.

Cách Khắc Phục Hiện Tượng Đắng Trên Dưa Leo Khi Trồng

Để khắc phục hiện tượng quả dưa leo bị đắng khi trồng, mình nên tìm hiểu kĩ nguyên nhân dẫn tới dưa leo bị đắng. Hiểu được nguyên nhân sẽ có những cách khắc phục dưa leo trồng bị đắng cụ thể như sau:

  • Chế độ tưới nước hợp lý: Khi trồng dưa leo cần chú ý tới nước tưới, khi cây ra hoa và đậu quả cần lượng nước tưới thích hợp - nhất là khi đậu quả. Nên tưới nước đều và đủ, không để cây thiếu nước sẽ dẫn tới tích lũy hoạt chất Cucurbitacin làm đắng quả.

  • Bón phân hợp lý và cân bằng tùy từng giai đoạn sinh trưởng: Vị đắng có thể vừa do đạm hoặc kali bón không hợp lý. Thường thì do Kali là nhiều vì khi ra hoa theo thói quen của người trồng cứ bón kali nhiều sẽ dẫn tới cây sinh tổng hợp các chất gây vị đắng.

  • Nên chọn vị trí trồng thích hợp: Như đã nói, trồng chung hoặc gần giàn với khổ quả làm cho dưa leo bị đắng. Cụ thể là sự vô tình của các loại ong bướm khi chích vào quả ở khổ qua rồi sang dưa leo sẽ vô tình làm dưa leo bị đắng.

  • Đảm bảo đủ nắng, đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng: Thiếu nắng cây sinh trưởng yếu, không đủ ẩm và xuất hiện nhiều côn trùng gây hại sẽ làm tích lũy chất đắng ở rễ, thân và lá của dưa leo. Khi đó, vô tình các chất đắng này được vận chuyển và tích lũy bên dưới vỏ của quả và nhựa của quả dưa leo.

Trên đây là những chia sẽ của mình về vấn đề "Dưa leo trồng bị đắng". Mình hy vọng, bài viết ngắn này có thể giúp ít được cho bạn trong việc trồng và chăm sóc dưa leo được tốt hơn - đặc biệt là không có tình trạng đắng trên quả dưa leo. Nếu bạn cần thêm sự tư vấn về cách trồng dưa leo không bị đắng, hãy liên hệ với đội ngũ kỹ thuật của Xanh Bất Tận qua hotline 0972158146 - 0932657564 để được tư vấn miễn phí.

 

Xem Thêm Bài Viết: