Có Nên Bón NPK Cho Hoa Hồng Không?

CÓ NÊN BÓN NPK CHO HOA HỒNG KHÔNG?

Mọi người đã quá quen thuộc với tên gọi "phân NPK" - đây là một loại phân bón hóa học vừa có nhiều ưu điểm như giúp cây hấp thu dinh dưỡng nhanh chóng, giá thành rẻ song song đó cũng có một số nhược điểm đi cùng như khiến đất trồng dễ chai cứng và sâu bệnh dễ tấn công. Với xu thế chơi hoa hồng hiện nay, nhiều người đã chuyển hướng sang các dòng phân hữu cơ và vi sinh để bón cho hồng, vậy liệu có nên bón NPK cho hoa hồng không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đấy nhé!

1. Các Loại Phân Bón Cho Hoa Hồng Trên Thị Trường Hiện Nay

1.1 Phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ là các chất dinh dưỡng ở dạng các hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ chế phẩm nông nghiệp, phân rác,...

Ưu điểm của phân bón hữu cơ:

+ Đa số các loại phân bón hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng khá cao.

+ Cải tạo được các tình trạng đất bạc màu, giúp đất tơi xốp hơn.

+ Ít gây hiện tượng ngộ độc hoặc sốc phân cho cây trồng.

+ Không làm chua đất, cân bằng pH.

+ Tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển.

+ Sử dụng phân hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái.

Nhược điểm của phân hữu cơ:

+ Phân hữu cơ phân giải dinh dưỡng chậm, cần ít nhất 10-15 ngày cây mới có thể hấp thu được, nếu cây đang thiếu chất dinh dưỡng thì sử dụng phân hữu cơ khó lòng hồi phục ngay.

+ Một số phân hữu cơ trước khi sử dụng cần phải xử lý để tránh gây bệnh cho cây và khử mùi hôi.

+ Giá thành của các loại phân hữu cơ thương mại chất lượng khá cao.

+ Cần phải sử dụng nhiều mới đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây.

Bón Phân Hữu Cơ Cho Hoa Hồng

1.2 Phân bón vi sinh

Phân bón vi sinh là loại phân bón được sản xuất từ các vi sinh vật có ích rồi được cấy trong môi trường chất hữu cơ. Có rất nhiều các loại vi sinh vật có lợi bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón, trong số đó quan trọng nhất là các nhóm VSV cố định đạm, hòa tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sự tăng trưởng cho cây trồng,...

Ưu điểm của phân bón vi sinh:

+ Thúc đẩy hệ VSV trong đất hoạt động tốt hơn, giúp phân giải các hợp chất khó hấp thụ thành dễ hấp thụ.

+ Cung cấp các kháng sinh tăng sức đề kháng cho cây trồng.

+ Cung cấp một lượng mùn cho đất giúp cải tạo đất và làm cho đất tơi xốp hơn.

+  Có thể sử dụng trong bất kỳ thời kỳ sinh trưởng nào của cây trồng.

Nhược điểm của phân bón vi sinh:

+ Hiệu quả chậm nên phải dùng với số lượng lớn và trong một thời gian dài.

+ Cần bảo quản kỹ càng để tránh tình trạng “bốc hơi” dinh dưỡng sau mỗi mở sản phẩm sử dụng.

+ Vi sinh vật thì phải cần chất hữu cơ để làm “thức ăn” vì thế khi sử dụng phân bón vi sinh bạn cần phải tốn thêm một khoảng chi phí sử dụng phân bón hữu cơ.

Bón Phân Vi Sinh Cho Hồng

1.3 Phân bón vô cơ

Phân bón vô cơ hay còn gọi là phân bón hóa học chứa các yếu tố dinh dưỡng ở dạng muối khoáng là sản phẩm của các quá trình vật lý, hóa học.

Phân bón vô có 02 dạng:

+ Phân đơn: là loại phân chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là N, P hoặc K và được gọi với tên quen thuộc như là: Đạm, Lân, Kali.

+ Phân hỗn hợp (hay còn gọi là phân NPK): được sản xuất bằng cách tổ hợp các tỷ lệ NPK với các công thức khác nhau để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây trồng cũng như tùy vào loại cây và loại đất. Nhiều trường hợp còn bổ sung thêm các nguyên tố khác như: Mg, Ca, S và các nguyên tố vi lượng. Một vài công thức phân bón của phân bón vô cơ hỗn hợp như: 20-20-15, 16-16-8, 15-15-15,...

Ưu điểm của phân bón vô cơ:

+ Với độ đậm đặc cao nên chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, đối với các loại phân NPK có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cùng lúc.

+ Rất dễ hòa tan nên cây cũng dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh.

+ Nếu cây đang thiếu một dưỡng chất nào đó thì phân vô cơ có thể giải quyết tình trạng này ngay lập tức.

+ Chỉ cần một liều lượng nhỏ đã cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng vì thế tiết kiệm được nhiều chi phí.

Nhược điểm của phân bón vô cơ:

+ Bón nhiều và trong thời gian dài rất dễ gây tình trạng đất bị hóa chua và chai cứng.

+ Vì hàm lượng dinh dưỡng trong phân cao nên nếu bón không hợp lý rất dễ gây tình trạng nóng cây và chết cây.

+ Nếu sử dụng phân vô cơ trong thời gian dài mà không kết hợp với phân bón hữu cơ và vi sinh sẽ dễ tiêu diệt các vi sinh vật hữu ích trong đất dễ gây ra một số nấm bệnh.

Bón Phân NPK Cho Hoa Hồng

Nhu cầu dinh dưỡng khi bón phân cho hoa hồng

- Đa lượng: đạm, lân, kali

- Trung lượng: Canxi, lưu huỳnh, Magie

- Vi lượng: Bo, Be, Mn, Fe, Cu, Clo,...

Cây hoa hồng các yếu tố dinh dưỡng trên để phát triển nhưng tùy vào giai đoạn phát triển mà điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp.

Cơ chế hấp thu dinh dưỡng của hoa hồng:

+ Hấp thu qua rễ cây: bộ rễ là cơ quan quan trọng nhất của hoa hồng và là nơi hấp thu dinh dưỡng chính cho hoa hồng.

+ Hấp thu qua bộ lá: lá và các bộ phận khác trên cây đều hấp thu được chất dinh dưỡng cho cây hoa hồng. Lá hoa hồng được cấu tạo bởi các tế bào khí khổng và khí khổng sẽ hoạt động đóng mở theo cơ chế, chính vì vậy cần bổ sung phân bón lá để hỗ trợ cung cấp dưỡng chất trong quá trình bón phân cho hoa hồng.

Hoa Hồng Hấp Thu Dinh Dưỡng Từ Phân Bón Như Thế Nào

Có nên bón phân NPK cho hoa hồng không?

Một điều mà phân bón vô cơ làm được mà phân bón hữu cơ không làm được chính là cung cấp dinh dưỡng một cách “thần tốc” khi hoa hồng đang thiếu để tránh tình trạng cây mất sức trong thời gian dài vì không được đáp ứng đủ chất. Bên cạnh đó chúng còn đáp ứng đầy đủ dưỡng chất mà hoa hồng cần ở mọi giai đoạn phát triển.

Nhưng bên cạnh cũng có một số nhược điểm nhất định vì nếu chỉ sử dụng phân bón thôi thì sẽ gây tình trạng đất chai cứng, hoa hồng dễ bị nhiễm nấm bệnh. Vì thế, chúng ta cần phải có cách kết hợp với các loại phân hữu cơ và vi sinh để tối ưu hóa việc sử dụng phân bón NPK.

Hướng dẫn cách bón phân NPK cho hoa hồng sao cho hợp lý

  • Giai đoạn 1: Cây bắt đầu đâm chồi, sau khi cắt đi hoa tàn

Sau khi cắt tỉa khoảng 2 đến 3 ngày tiến hành bổ sung NPK 16-16-8 hay 20-20-15, ở hai công thức này có hàm lượng N (Đạm) và P (Lân) cao nhằm mục đích thúc đẩy sự đâm chồi và sự phát triển của rễ cây. Cách bón tốt nhất là bạn nên hòa tan vào nước và tưới quanh gốc.

  • Giai đoạn 2: Cây bắt đầu tạo nụ, từ nụ sắp thành hoa (12 đến 14 ngày tiếp theo)

Ở giai đoạn này chúng ta có thể sử dụng NPK với các công thức như: 13-13-13+TE, 20-20-25+TE, 15-15-20+TE, đây đều là những loại phân có hàm lượng K (Kali) rất cao nhằm giúp hoa to hơn, đẹp hơn, bền màu hơn, cánh hơn cứng cáp và chuẩn phom hơn.

  • Giai đoạn 3: Từ khi ra hoa đến lúc hoa tàn.

Giai đoạn này chúng ta không cần thiết phải bổ sung phân bón, nếu có thì chỉ cần bổ sung phân Kali đơn để giúp hơn lâu tàn hơn.

Để hoa hồng sinh trưởng và phát triển bề vững, chúng ta cần bổ sung thêm phân hữu cơ và phân vi sinh nữa nhé!

Hướng Dẫn Bón NPK Cho Hoa Hồng

► Tham khảo ngay bài viết: Bón phân cho hoa hồng như thế nào là đúng và đủ?