Nhìn Lá Đoán Bệnh Hoa Hồng Dễ Dàng Ai Cũng Nên Biết

Nhìn Lá Đoán Bệnh Hoa Hồng

Nhìn lá đoán bệnh cho hoa hồng bạn đã biết chưa? Vậy làm sao để biết được cây hồng nhà bạn đang gặp vấn đề gì? Cây đang bị thiếu chất gì và đang thừa chất gì? Hay cây đang bị nấm bệnh, côn trùng tấn công? Nếu chịu khó quan sát các bạn sẽ thấy mọi biểu hiện đều thể hiện rất rõ ràng qua lá. Dưới đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn một vài kinh nghiệm của mình qua cách nhìn lá đoán bệnh cho hoa hồng.

Dấu Hiệu Thiếu Hụt Dinh Dưỡng Trên Hoa Hồng

Vì một vài lí do nào đó liên quan đến bộ rễ của cây và đất trồng không đủ dinh dưỡng hoặc do kết cấu đất mà bộ rễ của cây không thể hút được các chất dinh dưỡng có trong đất hoặc các loại dinh dưỡng bổ sung vào đất ở dạng khó tiêu nên cây không thể hấp thu được, sẽ dẫn đến tình trạng cây bị thiếu hụt các dinh dưỡng đa - trung - vi lượng cần thiết.

Trong giai đoạn đầu hoa hồng bị thiếu hụt dinh dưỡng thì cây sẽ biểu hiện nhanh nhất qua lá, mỗi loại dinh dưỡng bị thiếu hụt sẽ có biểu hiện khác nhau. Thường để phân biệt nhanh bạn sẽ thấy khi cây thiếu các chất đa lượng N, P, K thì sẽ xuất hiện trước tiên ở lá già, còn khi cây thiếu chất Trung - Vi lượng thì thường biểu hiện đầu tiên ở các lá non - lá trên ngọn

Dấu hiệu hoa hồng bị thiếu Đạm (N2)

Hoa hồng bị thiếu Đạm thường xuất hiện các dấu hiệu như sau: màu lá sẽ nhợt nhạt và bắt đầu xuất hiện lấm tấm các đốm vàng và sau đó sẽ chuyển sang màu vàng luôn, thường khi thiếu đạm hoa hồng sẽ bắt đầu bị vàng lá từ lá già lên dần, cây sẽ bật chồi kém, chồi non (đọt non) bung lên nhìn sẽ còi cọc hoa nở nhỏ và phom của hoa rất xấu.

Vậy Phải Làm Gì Khi Cây Bị Thiếu Đạm, các bạn bình tĩnh nha không được bỏ phân đạm ồ ạt vào cho cây đâu nhé! Trước tiên bạn kiểm tra lại bộ rễ của cây còn tốt không nhé sau đó sẽ cho từ từ một lượng ít phân đạm nên pha loãng để tưới gốc để cây làm quen và tránh bị sốc, nên kết hợp với phân bón lá phun qua lá để cây hấp thu dinh dưỡng qua lá thì cây hồi phục và bung chồi nhanh hơn. Lưu ý nữa là khi tưới phân thì phải kết hợp tưới nước để gốc cây luôn đủ ẩm nhé.

Dấu hiệu hoa hồng bị thiếu Lân (P2O5)

Lá hoa hồng bị thiếu lân (P2O5) bạn thấy lá có màu xanh đậm hơn bình thường, dấu hiệu bộ rễ bị kìm hãm (bó rễ) . Trước tiên bạn cần kiểm tra lại bộ rễ và tìm lí do vì sao thiếu lân sau đó hãy bổ sung hàm lượng lân phù hợp cho cây nhé.

Cây thiếu lân có thể do bộ rễ cây không hấp thu được, hay sử dụng phân bón không hợp lí hoặc đất bị chua nên cây không hấp thu được dinh dưỡng từ trong đất.

Nếu trường hợp đất của bạn có tính axit cao bạn cần khử chua bẳng cách sử dụng vôi (Mình thường sử dụng tinh vôi 98 vì hàm lượng CaO cao, ngoài khử chua thì tính kháng khuẩn cũng rất tốt)

Dấu hiệu hoa hồng bị thiếu Kali (K2O)

Khi hoa hồng thiếu dưỡng chất Kali lá sẽ úa vàng dọc theo mép, chóp lá già chuyển nâu, lá dần phát triển vào trong, rìa lá thường xuất hiện các mô lá chết (Dấu hiệu cháy rìa lá).

Khi đó bạn cần bổ sung dưỡng chất Kali cho hoa hồng bằng các loại phân bón có chứa hàm lượng Kali nhưng nên sử dụng một lượng nhỏ vừa đủ vì khi sử dụng quá nhiều thân cây hồng sẽ hóa gỗ thì cây sẽ hút dinh dưỡng chậm hơn, xảy ra tình trạng cây chậm phát triển.

Hoa Hồng Bị Thiếu Trung - Vi Lượng

Làm sao để biết được cây đang bị thiếu trung - vi lượng và thiếu loại gì? Hoa hồng thường rất hay bị thiếu vi lượng đặc biệt là các loại hồng trồng chậu vì khi trộn giá thể để trồng rất dễ thiếu một vài dinh dưỡng cần thiết mà không thể biết được. 

Thiếu Sắt (Fe+) lá hoa hồng sẽ chuyển sang màu vàng, các gân lá chuyển sang màu xanh đậm. các lá non cũng dần chuyển hết sang màu vàng. Hay còn gọi bệnh vàng lá gân xanh hoa hồng. Trường hợp này bạn chỉ cần sử dụng phân bón vi lượng có hàm lượng sắt nhiều hơn. Một số loại mình hay dùng các bạn có thể tham khảo như Phân bón EDTA, Phân vi lượng Cambi Nhật,...

Thiếu Canxi (Ca+) cây có màu xanh đậm. lá non chuyển dần sang màu vàng, bị quăn và chồi bị khô và chết dần. Bạn có thể bổ sung các loại phân bón chứa hàm lượng canxi cao, có thể bổ sung qua lá hoặc gốc. 

Làm thế nào để hạn chế tình trạng hoa hồng thiếu chất dinh dưỡng

Để tránh tình trạng thiếu các dưỡng chất cần thiết cho cây thì bạn nên sử dụng các loại phân bón hợp lí sử dụng trồng hoa hồng và đối với hoa hồng trồng chậu thì bạn nên sử dụng các loại giá thể của các công ty sản xuất uy tín. Trường hợp giá thể bạn tự trộn thì nên phối trộn theo công thức phù hợp để cây phát triển một cách tốt nhất.

Các Dấu Hiệu Nhận Biết Qua Lá Khi Hoa Hồng Bị Nấm Bệnh

Bệnh đốm đen (đốm lá): Triệu chứng Lá xuất hiện các đốm đen tròn đây là loại nấm bệnh phổ biến thường xuất hiện trên hoa hồng vào giai đoạn sau các cơn mưa, nhiệt độ ẩm không khí cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi nấm phát triển, các đốm đen trên lá sẽ to dần và lây lan khắp các lá trên cây và xuống các cành.

Bệnh gỉ sắt: Triệu chứng lá bị các đốm vàng nhỏ rải đều trên mặt khi bị nặng hơn các đốm vàng sẽ chuyển dần sang màu đỏ cam và các bào tử nấm sẽ lây lan khắp các lá trên cây, cành và cả hoa. Do bào tử nấm Phragmidium mucronatum lan truyền trong không khí gây ra. Nhiệt độ không khí ẩm cao nấm sẽ lấy lan nhanh hơn.

Bệnh phấn trắng: Triệu chứng xuất hiện một lớp trắng như phấn bám trên lá, trên cả chồi non và hoa, điểm phát nấm phấn trắng đầu tiên là vị trí các lá già nhiều lá cây rậm rạp, chưa cắt tỉa, sau đó sẽ lây lan dần lên các lá non, ngọn và hoa. Nấm phấn trắng thường sẽ phát triển mạnh sau khi mưa và nhiệt độ không khí cao. 

Bệnh vàng lá: Cây hồng nhà bạn tự nhiên bị vàng lá hàng loạt, bạn không biết lí do vì sao? Bạn đừng lo lắng mà sử dụng phân bón hay thuốc không hợp lí nhé, trước tiên bạn phải tìm hiểu nguyên do vì sao cây lại bị vàng lá.

Thường hoa hồng bị vàng lá là do các nguyên do chính sau đây: Giá thể bị úng nước, Giá thể hết dinh dưỡng, ngộ độc phân bón nhoặc thuốc. Cùng mình tim hiểu kỹ các dấu hiệu biểu hiện như thé nào nhé.

- Vàng lá do giá thể bị úng nước: 

- Vàng lá do thiếu dinh dưỡng:

- Vàng lá do bị ngộ độc phân bón, ngộ độc thuốc bvtv

Rầy Apid Trung Gian Lây Nhiễm Bệnh Xoăn Lá (Cucumber Mosaic Virus - CMV)

Các bạn trồng hoa hồng thường thấy cây bị xoăn lá nhưng không biết lí do vì sao, thì thủ phạm chính  là do rầy Apid chúng là môi giới truyền bệnh xoăn lá hay còn có tên khoa học là Cucumber Mosaic Virus - CMV. Loại rầy này thường kí sinh trên hoa hồng, khả năng sinh sản rất nhanh, rầy trường thành, ấu trùng thường gây hại trên các phần non của hoa hồng như lá, chồi và nụ hoa. 

Cũng có một vài trường hợp bị lá hồng bị xoăn do cây bị thiếu nước, thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, cây thiếu sánh sáng, hoặc nhiệt độ không thích hợp cho hoa hồng phát triển.

Do Bọ Trĩ, Nhện Đỏ, Nhện Trắng Tàn Phá

Dấu hiệu hoa hồng bị bọ trĩ - chủ yếu trên các lá non

Dấu hiệu hoa hồng bị bọ trĩ tấn công nhìn rất dễ phân biệt so với các trường hợp còn lá. Biểu hiện chính của lá hoa hồng khi bị bọ trĩ có thể kể đến đó chính lá: Lá xoăn tít, phần lá xuất hiện các đốm đen loang lỗ - những vết đen này do nấm tấn công sau khi bị bọ trĩ hút nhựa ở lá.

Dấu hiệu hoa hồng bị nhện đỏ và nhện trắng 

Dấu hiệu của lá hoa hồng bị nhện đỏ có thể thấy ở hầu hết các lá của hoa hồng, biểu hiện thấy rõ nhất ở các lá già. Phần dưới bề mặt lá có màu đỏ (màu của nhện đỏ, vì nhện rất nhỏ nên khó thấy rõ), mặt trên lá bắt đầu vàng đi, sau đó bị nặng hơn là vàng toàn bộ lá, lá rụng đi sau đó.

Trên đây là những chỉ dẫn sơ bộ cho bạn cách nhìn lá đoán bệnh hoa hồng, Ngoài những biểu hiện trên, có hơn 100 biểu hiện của lá hoa hồng đến từ những nguyên nhân khác nhau. Để biết thêm thông tin cũng như cụ thể từng trường hợp của lá hoa hồng nhà bạn. Bạn hãy liên hệ ngay với đội ngũ kỹ thuật tại Xanh Bất Tận qua hotline 0972158146 - 0932657564 hoặc qua kênh chat để được tư vấn cụ thể hơn.