Bệnh Đen Thân Khô Cành Trên Hoa Hồng: Nguyên Nhân Và Cách Trị
Bệnh Đen Thân Khô Cành Trên Hoa Hồng: Nguyên Nhân Và Cách Trị
Đã là người mê hoa hồng, thì ai mà chẳng muốn có những đóa hoa hồng thật thơm ngát và hoa to cơ chứ. Nhưng có điều! hơn 80% người trồng hoa hồng đều không đạt được những mong muốn đó - chỉ vì: Hoa hồng có rất nhiều bệnh. Một trong những bệnh phổ biến và thường gặp trên hoa hồng mùa mưa đó là: Bệnh đen thân - khô cành trên hoa hồng.
Bài viết chia sẻ của mình ngày hôm nay, sẽ xoay quanh các vấn đề chính về: Biểu hiện của bệnh đen thân khô cành? Nguyên nhân của bệnh đen thân và khô cành trên hoa hồng và cách trị bệnh đen thân và khô cành trên hoa hồng. Bây giờ, chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu nhé!
Biểu Hiện Của Bệnh Đen Thân Trên Hoa Hồng?
Biểu hiện của bênh đen thân khô cành trên hoa hồng, thường hay xuất hiện với 02 biểu hiện chính với vị trí cụ thể như sau:
-
Phần đầu cành, vết cắt cành: Bắt đầu từ những vùng cắt trên đầu nhánh của hoa hồng. Tại đây, chúng có màu vàng sẫm, sau đó chuyển sang các chấm màu đỏ rồi chuyển dần sang nâu và màu đen.
-
Phần thân cành: Nơi có những vết thương, làm lộ các lớp vỏ bên trong. Vào mùa mưa thường thì các vi khuẩn, nấm bệnh theo vết thương này đi vào trong làm xuất hiện mảng lớn màu nâu, tím cho đến đen. Mỗi ngày đoạn màu đen này càng tăng dần và gây ra hiện tượng đen thân khô cành.
Nguyên Nhân Của Bệnh Đen Thân Trên Hoa Hồng?
Như ở phần trên đã có đề cập, nguyên nhân chính gây ra bệnh đen thân khô cành trên hoa hồng là do Vi nấm (gọi chung cho cả: vi khuẩn và nấm bệnh)- thường thì là do nấm bệnh là chủ yếu. Vào mùa mưa, là thời điểm mà nấm bệnh phát triển cực mạnh. Nguyên nhân chính theo 02 trường hợp chính như sau:
-
Do vết cắt cành: Hơn 80% người chơi hoa hồng mắc một sai lầm thường gặp đó là trong thao tắc cắt cành, tỉa cành hoa hồng. Khi tỉa cành, cắt cành hoa hồng thì hầu hết mọi người đều sử dụng loại kéo có lưỡi không sắc bén (kéo cũ, kéo kém chất lượng), bề mặt cắt không đúng kỹ thuật và không bôi các loại chế phẩm (thuốc) chuyên dụng để làm liền vết cắt làm cho nấm bệnh rất dễ xâm nhiễm tại các vi trí này.
-
Do vết thương hở trên thân cây: Trong quá trình chăm sóc hoa hồng, thao tác của người chăm sóc làm xay xát và vô tình có những vết thương xuất hiện trên thân. vào mùa mưa, khi nấm bệnh phát triển mạnh nhất sẽ len lõi theo các vết thương này đi vào thân làm đen thân khô cành.
-
Do úng rễ, rễ yếu vào mùa mưa: Mùa mưa hầu hết nấm bệnh rất mạnh, thêm nữa là rễ hoa hồng rất dễ bị úng làm khả năng kháng nấm cũng yếu đi. Từ đó, làm nấm bệnh đi vào rễ, thân hoa hồng và làm ngăn chặn quá trình vận chuyển dinh dưỡng, khoáng chất - đây cũng là nguyên nhân làm cho hoa hồng bị đen thân khô cành.
Cách Trị Bệnh Đen Thân Trên Hoa Hồng?
Nếu hoa hồng nhà bạn có 01 trong 02 hoặc có cả 02 dấu hiệu trên, thì hãy đọc tiếp phần quan trọng sau đây: Cách trị bệnh đen thân cho hoa hồng? Nó thật sự rất cần thiết và cấp bách. Nếu bạn chậm trễ, có thể làm cho hoa hồng nhà bạn sẽ "đi đời" đó.
Để trị được bệnh đen thân – khô cành trên hoa hồng, chúng ta cần tiến hành theo 02 bước chính: Thứ nhất là dùng chế phẩm diệt nấm bệnh gây hiện tượng đen thân như: coc 85, Nano bạc, tinh vôi 98 siêu sát khuẩn, Aliette. Thứ hai, là bón phân và dinh dưỡng để phục hồi cho hoa hồng. Cách làm cụ thể như sau
Bước 1. Dùng chế phẩm diệt nấm bệnh gây đen thân – khô cành
Trước khi tiến hành sử dụng các loại chế phẩm diệt nấm bệnh gây ra hiện tượng đen thân khô cành, chúng ta cần phải đánh giá mức độ nghiệm trọng, cũng như xử lý gọn gàng các cành đang bị đen thân. Cách thực hiện như sau:
Dùng kéo cắt cành, tỉa sạch các cành bị đen và khô. Phần cành bị đen và khô không được vứt xuống gốc hoặc chậu cây. Phải dùng túi nylon, bỏ vào và buộc chặt miệng bỏ vào thùng rác để tránh lây nhiễm nấm bệnh lên các cành đang còn khỏe khác. Phần cắt, nên xuống dưới đoạn đen thân khoảng ít nhất là 03 cm để đảm bảo loại hoàn toàn phần bị đen và nấm bệnh.
Phải lưu ý một điều, kéo cắt cành bạn sử dụng phải có lưỡi kéo sắc bén và phải được khử trùng kĩ bằng cồn hoặc hơ qua ngọn lửa. Sau đó, dùng các loại keo làm liền da cây như: keo liền da cây Mỹ Tiến, Keo làm liền da cây Tree Seal Morission (Mỹ), bôi lên vết cắt để chống nhiễm nấm cho vết cắt.
Sau khi loại sạch cành bị đen thân, tiến hành dùng các loại chế phẩm có khả năng diệt nấm bệnh như: Coc 85, Nano Bạc 1000 ppm, Aliette,.. pha ra phun lên toàn bộ cây để diệt nấm. Hoặc có thể dùng bông tăm thấm các loại chế phẩm này rồi bôi lên các vết đen hoặc phần đang bị nhiễm nấm.
Bước 2. Bổ sung phân bón, dưỡng lại chồi và cành cho hoa hồng
Sau khi thực hiện bước 1 khoảng 01 tuần. Bạn nên đánh giá lại tình trạng của cây, nếu như cây hoa hồng để khỏi hẳn bệnh đen thân khô cành. Ta chuyển sang giai đoạn phục hồi, dưỡng lại thân và cành mới cho cây. Để chồi và thân hoa hồng khỏe, phát triển nhanh ta nên sử dụng các loại phân bón chứa nhiều đạm (Nito) và chất hữu cơ dễ hấp thụ.
Tiến hành pha loãng đạm cá thủy phân Fish Elmusion (Mỹ), tỉ lệ pha loãng khoảng 1:5. Sau đó tưới vào gốc hoa hồng, địng kỳ nên tưới 7 ngày/lần và tưới trong vòng ít nhất 01 tháng để hoa hồng lấy được dưỡng chất tốt nhất.
Tiếp sau đó, bạn nên bón thêm phân hữu cơ. Tốt nhất nên sử dụng phân hữu cơ rong biển siêu kích rễ Docneem vì sản phẩm này giàu hữu cơ, khoáng chất - đặc biệt là có khả năng tan chậm và bổ sung thêm rong biển nên rất tốt cho hoa hồng.
Nếu như cây của bạn có bộ rễ bị úng do mưa hoặc rễ yếu. Hãy nên tiến hành kích rễ cho hoa hồng rồi hãy tiến hành bước bón phân cho cây để phục hồi cho cây nhé.
Trên đây là những chia sẻ của mình về "Cách trị bệnh đen thân khô cành trên hoa hồng". Bài viết này dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân cùng với những đóng góp ý kiến từ những người trồng hoa hồng chuyên nghiệp. Nếu bạn có thêm thắc mắc về các vấn đề xung quanh về bệnh đen thân khô cành trên hoa hồng. Vui lòng liên hệ với đội ngũ kỹ thuật tại Xanh Bất Tận theo số hotline: 0972158146 - 0932657464 để được hỗ trợ tốt nhất.