Cách Chăm Sóc Mai Tháng 7 Không Phải Ai Cũng Biết?

Cách Chăm Sóc Mai Vàng Tháng 7 Chuẩn Nhất

 

Cách chăm sóc mai tháng 7 được xem là một trong những tháng rất cấp thiết, điều này là cực kì quan trọng bởi vì chúng sẽ quyết định rất nhiều cho việc đóng nụ kim, dưỡng nụ cũng như số lượng hoa mai nở trong tết âm lịch sắp tới sau đó.

Bài viết ngày hôm nay, Xanh Bất Tận sẽ chia sẻ cho bạn cách để chăm sóc mai vàng tháng 7 đúng kỹ thuật để cây mai của bạn có nhiều hoa nở nhất vào dịp tết nguyên đán (tết âm lịch) sắp đến.

Cách chăm sóc mai vàng tháng 07

 

Tại Sao Chăm Sóc Mai Vào Tháng 7 Lại Quan Trọng?

Bạn biết đây, sau giai đoạn ra hoa mùa tết thì mai cần được phục hồi, ra chồi cũng như đâm tược để chuẩn bị cho giai đoạn mới của năm tiếp theo. Sau mùa tết âm thường sẽ phục hồi cây mai từ 15/1 âm lịch cho đến tháng 3, 4 âm lịch. Sau đó chỉ cần bón thêm ít phân bón, phun phòng trừ sâu bệnh, bọ trĩ và rệp sáp để bước sang giai đoạn tháng 7 âm lịch.

Vì sao nói chăm sóc mai tháng 7 lại quan trọng, bởi vì nó là bước đệm chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa cực kì quan trọng của tết âm lịch sắp đến. Mà tại sao lại là tháng 7 âm lịch mà không phải là tháng khác.

  • Thứ nhất. Trải qua 06 tháng mai đã dần phục hồi sức, chồi lá mới cũng đã hoàn thiện dần để thực hiện các chức năng cần thiết để tích lũy vật chất cần cho giai đoạn ra hoa 06 tháng cuối năm.
  • Thứ hai. Tháng 7 âm lịch có những cơn mưa là giai đoạn tược cũng có và các nụ hoa cũng đã xuất hiện, sinh lý cây mai vàng phải được đóng nụ cho giai đoạn ra hoa phải từ 04 - 06 tháng để hoa nở đẹp nhất.
Tại sao chăm sóc

 

Kỹ Thuật Chăm Sóc Mai Tháng 7 Không Ai Nói Cho Bạn Biết?

Để có những cánh hoa mai nở đẹp nhất tết âm lịch, giai đoạn tháng 7 âm lịch là giai đoạn bạn cần làm tốt nhất. Thường thì tháng 5 - 6 thì có một vài nụ mai xuất hiện trên cây rồi, nếu có vài cơn mưa và nắng thì các nụ sẽ nở (bạn có thể tỉa bỏ đi và tập trung nụ kim mới). Ở giai đoạn tháng 7 bạn cần tập trung vào 02 yếu tố chính bao gồm: phải nuôi được nụ kim nhiềutược (chồi, lá) mới phải đồng thời xuất hiện thêm để thế các lá mai già.

Kỹ thuật chăm sóc mai vàng tháng 07

 #Cách Chăm Sóc Mai Tháng 7 Trước Đây

Cách làm này người ta sẽ chia ra thành 03 trường hợp và đa số là dựa vô kinh nghiệm là chính yếu. Đối với người chơi mai chưa lâu hoặc mới chơi thì cách này hơi khó áp dụng.

Đối với mai đã xả tàn, cần ra chồi mới người ta sẽ bón phân NPK 30-10-10 ở gốc hoặc phun qua lá các dòng phân bón lá NPK 30-10-10+te kết hợp thêm các dòng phân hữu cơ như phân gà viên nén, phân bò hay thậm chí là super lân.

Đối với mai cần đóng nụ kim, với mai chưa có nụ người ta đóng nụ kim bằng dòng phân npk 16-16-8 hoặc npk 16-12-8-11S (phân Better Tím). Thậm chí một số người còn dùng thêm phân dơi để tưới nhằm mục đích giúp cây mai đóng nụ kim.

Đối với mai có nụ to bằng hạt gạo, lúc này người ta chỉ bón thêm các npk 30-10-10 dưỡng nụ và nếu nụ quá to người ta kiềm hãm lại bằng cách tưới thêm N3M ở rễ để kiềm hãm lại sự phát triển nụ.

Đó là quy trình của trước đây, tuy nhiên trong 02 năm trở lại đây có một cách chăm sóc mai tháng 7 cực kì hay cũng như đơn giản hơn nhiều mà cũng chẳng có rắc rối để phải đánh giá rồi lựa chọn phải dùng sản phẩm như thế nào. 

Cách chăm sóc mai vàng tháng 07 trước đây

 #Chăm Sóc Mai Tháng 7 Kiểu Mới

Cách này thì đơn giản hơn vì chúng chẳng cần chia theo trường hợp mà dùng được cho tất cả 3 trường hợp mà không cần phải đánh giá hay lựa chọn mà chỉ cần làm theo từng bước với thời gian cụ thể là được. Chăm sóc mai đơn giản chỉ với bộ sản phẩm combo chăm sóc mai tháng 7 này.

Bộ sản phẩm này với 03 sản phẩm chính là phân npk 17-17-17, siêu tạo nụ kim cho mai và max fresh hỗ trợ mai ra nụ tốt nhất. Cách dùng bộ sản phẩm chăm sóc mai này cực kì đơn giản với 03 bước như sau:

Bước 1. Sử dụng sản phẩm siêu tạo nụ kim biomax, pha 1 -2 gram/lít, định kỳ 7 ngày phun 1 lần. Nên thực hiện ít nhất từ 2 - 3 lần cho cây mai, bắt đầu phun lần đầu tiên là đầu tháng 7 âm lịch.

✅  Bước 2. Bón trực tiếp NPK 17-17-17 với lượng 50 gram/gốc hoặc pha nước tỉ lệ 20 gram/lít tưới vào gốc mai. Nên dùng định kỳ 25 ngày/lần cho đến tháng 9 âm lịch.

✅  Bước 3. Pha max fresh tỉ lệ 2 - 4 ml/lít nước, phun đều lên cây mai. Định kỳ 10 ngày phun 1 lần hoặc có thể kết hợp chung với bước 1.

Với bộ chăm sóc mai này việc chăm sóc mai ra nụ kim trở nên đơn giản hơn nhiều, ít tốn công và cũng đỡ phải mua nhiều sản phẩm thực sự không quá cần thiết hoặc ít dùng (liều dùng ít, phải mua gói lớn).

 

20230822_qC5KjyeO.jpg

Chăm Sóc Mai Những Tháng Tiếp Theo Như Thế Nào?

Sau bước đóng nụ kim tháng 7 cho mai vàng thì các bước tiếp theo sẽ làm gì?. Đây có lẽ là một câu hỏi rất hay và mình thấy rất quan trọng để viết thêm phần này để bạn nắm rõ hơn nữa lịch chăm sóc mai cụ thể cho giai đoạn ra hoa tết âm lịch.

Sau khi đóng được nụ kim tháng 7, bạn phải kết hợp phun các loại thuốc BVTV để phòng sâu bệnh, nấm lá cũng như bọ trĩ, nhện đỏ,… xuất hiện ở giai đoạn này. Cụ thể, mình giới thiệu một vài sản phẩm để bạn tham khảo:

Phòng trừ sâu bệnh cho mai vàng

Sau khi lượng nụ kim xuất hiện bạn kiểm tra nếu cần tăng số nụ kim nhiều hơn, thì bón thêm npk 17-17-17 đều ở gốc đến hết tháng 10 âm lịch, bổ sung thêm dòng phân hữu cơ để nụ hoa được chắc chắn hơn. Sau khi lượng nụ đã tốt thì tháng 12 âm lịch (tháng chạp) chỉ cần tuốt lá - làm rụng lá để chuẩn bị cho hoa nở là được.

Trên đây là bài chia sẻ kỹ thuật chăm sóc mai vàng tháng 7, nếu bạn có thêm thắc mắc cần tư vấn với trường hợp cụ thể của bạn. Vui lòng liên hệ đội ngũ kỹ thuật tại Xanh Bất Tận qua hotline 0972158146 - 0932657564 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác và tốt nhất.

 

 

Xem thêm:

Cách chăm sóc mai vàng theo từng tháng đúng cách

Cách chăm sóc mai vàng tháng 10

Cách chăm sóc mai vàng sau tết để cây phục hồi nhanh

Phân bón cho mai vàng tốt nhất hiện nay

Roots 2 cho mai vàng có tốt không