Top 09 Loại Bệnh Trên Xà Lách Do Nấm Gây Nên
Các Loại Bệnh Trên Xà Lách Do Nấm Gây Ra
Nấm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hàng loạt các bệnh nghiêm trọng trong quá trình trồng rau xà lách. Cùng Xanh Bất Tận điểm danh ngay top 9 các loại bệnh trên xà lách do nấm gây ra để phát hiện sớm và có cách phòng tránh kịp thời.
Nấm Bệnh Là Gì?
Vi Nấm có cơ quan sinh trưởng dạng sợi, phân nhánh. Thể dinh dưỡng của chúng là một tản nấm được tạo thành từ nhiều sợi nấm đơn bào (không có màng ngăn) và đa bào (có màng ngăn) tập hợp lại với nhau.
Nấm bệnh gây hại cho thực vật bằng cách giết chết các tế bào hoặc gây ra căng thẳng cho cây. Cụ thể chúng sẽ tấn công rễ cũng như các tế bào mạch dẫn, khiến cây không thể hút chất dinh dưỡng hay nước từ giá thể. Đây là lý do các bệnh do nấm gây ra phần lớn rất giống nhau.
Nấm bệnh xâm nhập vào thực vật qua các khe hở tự nhiên như khí khổng và qua các vết thương do cắt tỉa, thu hoạch, mưa đá, côn trùng các bệnh khác hoặc tổn thương cơ học.
Nguyên Nhân Dẫn Đến Nấm Bệnh Trên Xà Lách
Nguồn lây nhiễm nấm trên xà lách xuất phát từ hạt giống bị nhiễm bệnh, đất, mảnh vụn cây trồng, cây trồng xung quanh hoặc cỏ dại. Nấm có thể lây lan qua nhiều đường như gió, nước bắn, sự di chuyển đất bị ô nhiễm, động vật, công nhân, máy móc, dụng cụ,...
Đặc biệt dù có hay không có cây ký chủ thì nấm vẫn có thể tồn tại một thời gian rất dài bên trong đất nhờ các bào tử trứng, hậu bào tử, hạch nấm, sợi nấm và các bào tử có vách dày trên tàn dư cây trồng hoặc trong đất.
Top 09 Loại Nấm Bệnh Phổ Biến Trên Rau Xà Lách Bạn Nên Biết
Nấm bệnh gây hại cho xà lách và khiến thiệt hại nghiêm trọng trong quá trình trồng. Vì vậy mà việc tìm hiểu các loại nấm bệnh phổ biến trên rau xà lách là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Cụ thể, 09 loại bệnh do nấm gây nên trên rau xà lách là:
Top 1. Bệnh Chết Cây Con
Đầu tiên, loại bệnh phổ biến và thường gặp nhất khi trồng xà lách thủy canh chính là bệnh chết cây con. Trong quá trình ươm giống dễ xảy ra tình trạng này nhất. Biểu hiện thường thấy là một phần rễ hoặc thân sẽ có màu đen sẫm và trở nên hoại tử.
Nguyên nhân gây bệnh chết cây con được xác định là các loại nấm có tên Rhizoctonia solani, Fusarium oxysporum, Pythium ssp gây ra. Các nấm này thường trú ngụ trong các giá thể được vệ sinh không kỹ.
-
Với nấm Rhizoctonia solani thì xà lách sẽ thối gốc và chết nhanh chóng.
-
Với nấm Fusarium oxysporum lại tác động vào phần lá khiến cho lá héo vàng, chuyển sang nâu đen.
-
Với Pythium ssp lại gây ra tình trạng teo lá, rễ rau con bị thối.
Mua ngay: Nấm Đối Kháng Trichoderma Điền Trang
Top 2. Bệnh Thối Nhũn Trên Lá Của Rau Xà Lách
Đây cũng là một loại bệnh rất thường gặp ở cây xà lách. Vào ban ngày bạn sẽ thấy lá xà lách héo nhẹ nhưng đến đêm lá lại tươi trở lại. Trường hợp bệnh nặng thì lá héo sẽ không phục hồi được.
Theo dõi và quan sát kỹ bạn sẽ dễ dàng thấy trên thân lá xuất hiện những giọt dầu nhỏ sau đó vết này lan rộng ra toàn bộ lá, khiến lá chuyển sang màu nâu sẫm và bắt đầu thối nhũn, khi ngửi có mùi hôi khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn ở xà lách là do vi khuẩn Erwinia carotovora xâm nhập và gây hại thông qua những vết thương ở lá, thân, rễ từ đường nước, côn trùng, đất, gió,...Bên cạnh đó rệp, bọ nhảy cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thối nhũn ở cây xà lách.
Mua ngay: Thuốc Đặc Trị Thối Nhũn Kin Kin Bul
Top 3. Bệnh Đốm Vòng
Trong quá trình chăm sóc vườn xà lách, nếu bạn phát hiện trên lá có các chấm nhỏ hơi sẫm màu và nhũn nước thì có thể rau của bạn đang mắc bệnh đốm vòng. Những đốm này thường bắt đầu từ lá phía ngoài cùng sau đó lan vào các lá non bên trong do vi nấm Alternaria solani gây nên.
Với thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao thì vườn rau xà lách của bạn sẽ hỏng hoàn toàn. Nhưng nếu thời tiết nắng nóng thì các đốm vòng này sẽ khô và rách đi khiến lá thủng xấu xí và ăn vào có vị đắng.
Top 4. Bệnh BLS (Cháy Lá Vi Khuẩn)
Dấu hiệu nhận biết bệnh cháy lá vi khuẩn là những đốm nhỏ màu xanh xám, có góc cạnh trên lá. Về sau vết bệnh lớn dần lên, chuyển màu nâu, xung quanh có viền vàng, làm cháy 1 mảng lá, lá mềm nhũn rũ xuống. Bệnh này do vi khuẩn tên là Xanthomonas campestris gây nên.
Bệnh cháy lá vi khuẩn chỉ xuất hiện khi cây trồng bị ẩm ướt. Nguyên nhân gây bệnh do hạt giống nhiễm bệnh hoặc gió phát tán bệnh từ những cây trồng bị nhiễm và cỏ dại.
Mua ngay: Thuốc Đặc Trị Vi Khuẩn CT06
Top 5. Bệnh Nấm Mốc Trên Cây Xà Lách
Đây là bệnh do nấm Botrytis có màu xám gây ra. Thời tiết ẩm ướt, mưa thường xuyên và nhiệt độ mát mẻ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên trên lá hoặc từ những bộ phận của cây đã bị thương cơ học.
Ban đầu các vết thương thưa thớt, sạm nâu và ngậm nước xuất hiện trên các bộ phận của cây tiếp xúc với đất hoặc đã bị thương. Các mảng nấm có lông và màu xám ngả nâu phát triển trên các mô này. Sau đó, nấm mốc phát triển và cho cây trồng vẻ ngoài lông lá.
Top 6. Bệnh Sương Mai Trên Xà Lách
Trên lá bệnh xuất hiện những đốm có màu xanh trong, tạo các hình dạng khác nhau do giới hạn gân lá. Ở mặt dưới lá, vết bệnh thường biểu hiện thành lớp nấm có màu trắng xám.
Bệnh sương mai do nấm Bremica Lactucae gây nên và có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn cây con và phá hại suốt thời kỳ sinh trưởng của cây. Nguyên nhân bắt nguồn từ những tàn dư của cây trồng cũ, cây trồng xung quanh, cỏ dại. Bào tử phát tán qua gió, nước.
Top 7. Bệnh Phấn Trắng
Bệnh nấm phấn trắng là tên gọi của một nhóm bệnh do một số loài nấm có họ hàng gần gây ra. Thoạt nhìn bên ngoài người trồng có thể lầm tưởng bệnh nấm trắng và bệnh sương mai giống nhau, nhưng thực sự đây là 2 loại bệnh rất khác nhau.
Dễ dàng nhận biết bệnh nấm phấn trắng trên rau xà lách qua lớp phấn trắng xuất hiện ở cả hai mặt của lá. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh thường là những đốm tròn màu trắng. Về sau các lá thường cuộn lại và có hình dạng móp méo, chuyển sang màu vàng nâu, bệnh do chủng vi nấm Golovinomyces cichoracearum gây nên.
Mua ngay: Nativo Đặc Trị Bệnh Phấn Trắng
Top 8. Bệnh Thối Rễ
Bệnh thối rễ ở xà lách là do một loại nấm có tên Pythium gây ra. Loại nấm này thường phát triển trong điều kiện thiếu oxy, lây nhiễm qua nước trong dung dịch thủy canh cũng như nước trong đất tự do.
Lúc đầu, rễ có màu nâu về sau toàn bộ rễ sẽ chuyển dần thành màu nâu đen. Cây sẽ phát triển chậm lại và sẽ bị héo trong những ngày nóng. Trong giai đoạn phát triển cây có thể bị chết.
Top 9. Bệnh Đốm Héo – TSWV
Thật ra bệnh đốm héo này xuất hiện trên cây cà chua lan truyền trên cây theo hướng từ trên xuống dưới. Các lá non xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu sẫm, dần dần phát triển và đôi khi hình thành các vòng đồng tâm. Khi các đốm kết thành khối, chúng bao phủ mảng lớn trên phiến lá, cuối cùng dẫn đến các mảng mô chết. Chúng làm lây lan sang rau xà lách khi gặp điều kiện thuận lợi.
Cây khi nhiễm bệnh đốm héo cà chua phát triển còi cọc hoặc có thể chỉ phát triển một bên. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiều loại bọ trĩ khác nhau bao gồm bọ trĩ hoa phương Tây, bọ trĩ thuốc lá và bù lạch.
Cách Phòng Trừ Các Loại Nấm Bệnh Gây Hại Trên Xà Lách
Phòng trừ các loại nấm bệnh bùng phát trên rau xà lách quan trọng hơn việc để cho chúng phát triển rồi mới diệt trừ. Vì vậy hãy tham khảo ngay những cách dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí sản xuất và phòng trừ nấm bệnh gây hại hiệu quả.
-
Vệ sinh ruộng vườn thường xuyên, làm sạch cỏ dại, thu dọn tàn dư thực vật, tiêu hủy cây trồng đang có biểu hiện nhiễm bệnh.
-
Xử lý đất, loại bỏ các vi sinh vật có hại, đặc biệt là các tác nhân gây bệnh trong tầng đất bề mặt bằng cách làm nóng, tăng độ pH của đất.
-
Chọn hạt giống xà lách chất lượng, có tính kháng cao, cải tiến hơn nhằm giảm thiểu thiệt hại do nấm bệnh mang lại.
-
Nên trồng với mật độ vừa phải để giảm bớt độ ẩm khi lá giao tán.
-
Nên sử dụng các loại phân hữu cơ đã hoai mục, có chứa nhiều vi sinh vật có tính đối kháng nhằm hạn chế nguồn bệnh.
-
Thường xuyên quan sát, kiểm tra tình trạng cây để phát hiện rau xà lách nhiễm nấm bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.
-
Hạn chế tưới nước để tránh sự lây lan nấm bệnh. Trong quá trình trồng và chăm sóc xà lách cần tránh làm tổn thương cây.
-
Đối với trường hợp nấm bệnh hại nặng, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc phun như: Benlat, Carbendazim, Hạt vàng, Viroval, Ridomil, Rovral,… (đối với bệnh do nấm Sclerotium rolfsii gây ra); Phosacide, Aliette,… (đối với bệnh do nấm Phytophthora capsici gây ra).
Như vậy, bài viết trên Xanh Bất Tận đã làm rõ về các loại bệnh trên xà lách do nấm gây ra cũng như biện pháp phòng trừ hiệu quả. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích, giúp bạn chăm sóc tốt xà lách và nâng cao chất lượng mùa vụ.