Cách Phân Biệt Hoa Đực Hoa Cái Trên Dưa Lưới Đơn Giản Nhất
CÁCH PHÂN BIỆT HOA ĐỰC VÀ HOA CÁI TRÊN DƯA LƯỚI
Làm thế nào để phân biệt hoa đực và hoa cái trên dưa lưới? Cũng giống như các họ bầu bí khác, dưa lưới có cả 2 loại hoa là hoa đực hoa cái và nhận biết chúng thế nào cũng rất đơn giản.
Xanh Bất Tận cũng đã chia sẽ rất nhiều kỹ thuật về cách trồng và chăm sóc, bón phân cho dưa lưới, và bài biết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa hoa đực và hoa cái cũng như cách thức thụ phấn trên dưa lưới là như thế nào!
Đặc điểm chung của dưa lưới
Dưa lưới (Cucumis melo L.) thuộc họ Bầu Bí. Là một loại cây trồng đã không còn xa lạ với mọi người, được nhiều người ưa chuộng bởi chứa nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ. Cây tương đối dễ trồng, dưa lưới đã và đang được các nhà vườn trồng ngày càng nhiều hơn, trong đó có cả trồng tại nhà và trồng kinh doanh, nếu nắm được những kỹ thuật trồng cơ bản và bón phân thích hợp thì dưa lưới cho năng suất cao quanh năm.
Dưa lưới là dạng thân leo, đặc trưng là trái có hình oval, quả màu xanh, khi chính màu quả chuyển sang màu vàng nhạt và có những vân lưới đan xen lẫn nhau.
Hoa dưa lưới là bộ phận có vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản của cây. Căn cứ vào bộ phận sinh sản của hoa thì phân loại hoa thành 2 loại: là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Vì có hoa đực, hoa cái riêng biệt nên hoa dưa lưới là hoa đơn tính.
Cấu tạo hoa đực, hoa cái là như thế nào?
-
Cấu tạo hoa đực (nhị hoa):
Hoa đực nhỏ hơn hoa cái, bao gồm 3 bộ phận chính: chỉ nhị, bao phấn và hạt phấn nằm trong bao phấn.
- Hoa có nhiều chỉ nhị và chỉ nhị dài để dễ dàng phát tán bao phấn.
- Mỗi bao phấn chứa nhiều túi hạt phấn ( bào tử đực), bao phấn được đính với chỉ nhị.
- Cấu tạo hoa cái (nhuỵ hoa):
Bao gồm các bộ phận chính như: Đầu nhuỵ, vòi nhuỵ, bầu nhuỵ, và noãn được chứa trong bầu nhuỵ (trong noãn có chứa các tế bào trứng).
- Ở đây, noãn được kết hợp với hạt phấn tạo thành hạt và bầu nhuỵ sẽ phát triển thành quả (trái).
- Hoa đơn tính sẽ có một đặc điểm nổi bật để có thể thu hút côn trùng đến như: màu sắc hay mùi hương. Ngoài ra, các hạt phấn của loài thực vật này to hơn loài lưỡng tính, vì trong bao phấn có nhiều chất dinh dưỡng để các loài côn trùng có thể sử dụng và ngẫu nhiên được phát tán hạt phấn đến hoa khác.
Cách phân biệt hoa đực và hoa cái dưa lưới đơn giản
Về đặc điểm sinh sản ở các giống họ Dưa khá giống nhau. Và ở mục trên chúng ta đã tìm hiểu qua các cấu tạo cơ bản về hoa đực, hoa cái dưa lưới. Vậy thì làm thế nào để phân biệt được là hoa đực và hoa cái nhanh nhất bằng mắt thường? Hãy cùng nhau tìm hiểu phần tiếp theo nhé!
Hình thái hoa đực: Ở loài hoa này thường nhỏ và ngắn hoa cái, có phần gốc thon, không có phình ra. Được mọc ra từ nách nhánh, mỗi nách chứa nhiều cụm hoa.
Hình thái hoa cái: Được mọc ra từ nách lá và chỉ có 1 hoa duy nhất, hoa lớn hơn hoa đực. Mặt dưới của hoa có phần phình ra ( hay còn gọi là bầu hoa). Sau khi được thụ phấn, hoa sẽ héo dần, bầu hoa sẽ phình to ra và phát triển thành quả dưa lưới.
Một điểm nhận biết đơn giản và cơ bản nhất là của hoa cái sẽ có phần bầu hoa ( phần phình to ở dưới gốc hoa) còn hoa đực sẽ ngắn và nhỏ hơn hoa cái. Đặc điểm này có thể dùng để nhận biết hoa ở các loại cây khác như: dưa leo, dưa hấu..
Tham khảo thêm: Mua hạt giống Dưa Lưới chất lượng, năng suất cao.
Dưa lưới thụ phấn như thế nào?
Việc nhận biết được hoa đực, hoa cái trên dưa lưới sẽ giúp mọi người lựa chọn phương thức thụ phấn thích hợp hơn. Vì là hoa đơn tính, nên dưa lưới thụ phấn chính là thụ phấn chéo nhờ các yếu tố ngoại cảnh như: nước, gió, động vật ( đặc biệt là côn trùng) hoặc tác động vật lý từ con người.
Quá trình thụ phấn rất quan trọng với dưa lưới. Việc xác định được nào là hoa đực, nào là hoa cái sẽ giúp các nhà vườn sẽ chọn được hình thức thụ phấn thích hợp và đạt hiểu quả cao.
Trước khi tiến hành thụ phấn cho dưa lưới, nên kiểm tra nhuỵ và nhị hoa có đạt được độ trưởng thành nhất định hay chưa, ví dụ như ở hoa đực to, khoẻ, có bao phấn to và nhiều hạt phấn, các hạt phấn đã tách rời từng hạt và đã sẵn sàng phát tán trên đầu nhuỵ hoa. Hoa cái có cánh hoa to, dày, phần bầu hoa nở nang. Sau đây là 2 cách thụ phấn trên dưa lưới nhờ tác động của con người:
Cách 1: Dùng kéo cắt hoặc ngắt những bông đực và lặt hết những cánh hoa, chỉ để lộ chỉ nhị và hạt phấn. Tiếp đến, nướm nhẹ bông đực đầu nhuỵ cái, sao cho các hạt phấn được tiếp xúc trực tiếp với đầu nhuỵ và đảm bảo hạt phấn được rơi xuống vòi nhuỵ tối đa nhất, để tỉ lệ thụ phấn cao hơn.
Cách 2: Dùng tăm bông chà nhẹ lên nhị hoa đực, đảm bảo các hạt phấn bám lên tăm bông càng nhiều càng tốt, sau đó áp đầu tăm bông vào nhuỵ hoa cái một cách đều tay và nhẹ nhàng để tăng diện tích tiếp xúc giữa hạt phấn và đầu nhuỵ hoa.
Thời gian thụ phấn cho dưa lưới vào ngày 23-25 sau gieo trồng. Sau khi thụ phấn, tưới nước cho cây vừa đủ, hạn chế phun thuốc trừ bệnh. Về dinh dưỡng giảm lượng Đạm, tăng phân Lân, Kali. Ngoài ra, việc bổ sung thêm Canxi Bo giai đoạn này giúp cây tăng tỉ lệ thụ phấn, tăng khả năng đậu trái trên dưa lưới.
Qua bài viết trên, Xanh Bất Tận muốn chia sẻ cho bạn đọc cách đơn giản nhất về Cách phân biệt hoa đực và hoa cái trên dưa lưới. Bên cạnh đó, giúp mọi người có cái nhìn tổng quát về hoa đơn tính trên dưa lưới, cũng như trên những cây có hoa đơn tính khác để chọn các phương thức thụ phấn cho phù hợp, và cách thức thụ phấn cho hiệu quả cao. Qua đó, việc bắt đầu trồng một loại cây nào đó sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong lựa chọn giống cây trồng và chăm sóc để tạo hoa kết trái tốt.
Tác giả: Xanh Bất Tận
* XEM THÊM:
Phân Bón Tốt Nhất Cho Dưa Lưới
Cách Trồng Dưa Lưới Trên Sân Thượng Siêu Ngọt