Phân Bón Nào Là Tốt Nhất Dưa Lưới?

PHÂN BÓN NÀO LÀ TỐT NHẤT CHO DƯA LƯỚI? 

Nên chọn phân bón nào là tốt nhất cho dưa lưới khi mới bắt đầu gieo trồng? Cũng giống như các loại cây trồng khác, dưa lưới cũng cần một lượng phân bón nhất định trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của mình. 

trai-dua-luoi

Tổng quan về cách trồng dưa lưới 

Dưa lưới là trái cây giàu dinh dưỡng, thanh mát, tốt cho sức khoẻ, nên rất được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên không phải ai cũng có kiến thức về cách trồng dưa lưới cho năng suất cao. Vậy nên bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách gieo trồng cũng như chọn phân bón nào là tốt nhất cho dưa lưới.

Là loại trái cây ưu nắng, thích hợp với khí hậu nhiệt đới, nên cây trồng được quanh năm ở khí hậu Việt Nam. Không gian trồng dưa lưới nên rng rãi, nhiều ánh sáng, tránh nơi ẩm và có bóng râm. Nên trồng dưa lưới trong nhà lưới hoặc có màn phủ để tránh mưa và hạn chế được các côn trùng gây hại cho cây.

Có thể trồng dưa lưới trong thùng xốp hay thùng nhựa. Cần đảm bảo chậu có lỗ thoát nước ở đáy tốt giúp cây không bị ngập úng và phát triển tốt hơn.

Dưa lưới cho năng suất cao nhất vào tháng 2 đến tháng 9. Tuy nhiên, vào thời tiết khô lạnh ở những tháng cuối năm, dưa dưới cho trái chậm, chất lượng thấp và nhiều sâu bệnh hại hơn.

  • Chọn hạt giống

Khâu chọn hạt giống là cần thiết trong gieo trồng. Nên chọn hạt giống F1 thuần chủng, có tỉ lệ nảy mầm >85%, độ sạch bệnh cao, kháng bệnh tốt.

Ở giai đoan gieo hạt, nên ngâm ủ hạt giống trong nước ấm (2 sôi : 3 lạnh) trong thời gian 4-6 tiếng, rồi đem ra ủ qua đêm trong khăn ấm

Giá thể ươm hạt giống cũng dễ dàng phối trộn với tỉ lệ 7 mụn dừa : 3 phân chuồng hoặc có thể dùng trực tiếp viên nén xơ dừa ươm hạt. Sau thời gian ngâm ủ, hạt nứt vỏ dần, bắt đầu đem ra ươm trong khay ươm. Sau 2 ngày cây bắt đầu nảy mầm.

Mua hạt giống dưa lưới ở đâu? 

  • Chuẩn bị giá thể gieo trồng  

Dưa lưới cần đất tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Về giá thể, có thể trộn đất sạch như đất thịt, đất phù sa (khoảng 30-35%)… với mụn dừa Sfarm (khoảng 35-40%), trấu hun Sfarm (10%) và phân hữu cơ (khoảng 20%) như: phân trùn quế, phân gà, phân bò… Ngoài ra, cũng có thể trộn thêm với ít nấm đối kháng Trichoderma để phòng ngừa bệnh về nấm rễ cây.

Lưu ý: Từ lúc hạt nảy mầm, nên tưới phun sương, với lượng nước vừa đủ, tránh cây bị ngập úng, sẽ ảnh hưởng đến sự nảy mầm của cây.

Và khi cây xuất hiện 2-3 lá thật có thể đem gieo trồng ngay trong chậu.

Giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cũng trải qua rất nhanh. Từ khi gieo hạt đến thu hoạch khoảng 85-90 ngày.

Phân bón nào tốt nhất cho cây dưa lưới?

Vậy thì phân bón nào là tốt nhất cho dưa lưới? Đây là nỗi băng khoăn của nhiều người khi bắt đầu vào tự trồng dưa lưới tại nhà. Cũng tương tự như cách trồng một số hoa màu hay cây ăn trái khác, trồng dưa lưới cũng tuân thủ các bước nhất định như chọn hạt giống chất lượng, phối trộn giá thể trồng,  điều kiện thời tiết, lượng nước tưới.. và đặc biệt là cách bón phân.

Ngoài việc, bón lót một số phân hữu cơ, mọi người nên kết hợp bón thêm phân NPK để giúp cây thêm đầy đủ dưỡng chất, cây ra nhiều hoa và tỉ lệ đậu trái cao hơn. 

+ Sau khi đêm cây trồng chậu được 4 ngày, bắt đầu bón cho cây nhiều đạm để giúp cây thêm cứng cáp, phát triển đều cành, thân, lá. Hàm lượng phân như sau: 10 gram Đạm (Ure) + một ít phân DAP  hòa với 10 lít nước. Sau 4-5 ngày bón lại, nên tăng lên lượng đạm tuỳ vào độ tuổi của cây. Khi cây có 5 – 6 lá thật thì tiến hành làm giàn cho dưa lưới.

+ Khi cây bắt đầu leo giàn, bón thêm NPK 20-20-15 hoặc 16-16-8 giúp cây thêm cứng cáp, tăng cường bộ rễ, tăng độ chống chịu của cây.

+ Ngoài ra, chúng ta cung cấp thêm đạm cho cây, bằng cách pha loãng một số phân hữu cơ dạng nước như: đạm cá, bánh dầu đậu phộng, dịch trùn quế…  tưới thường xuyên 7 – 10 ngày/lần.

Sau 20 ngày, cây chuẩn bị bước vào giai đoạn ra bông. Ở giai đoạn này cây cần nhu cầu về vi lượng Bo cao nhất, nên kết hợp phun thêm Canxi Bo giúp tăng khả năng đậu hoa, ra hoa đồng loạt, ngoài ra còn hạn chế rụng hoa, giúp cây thêm cứng cáp để chuẩn bị bước vào giai đoạn mới. Phun Canxi Bo với liều lượng 100ml cho bình 22-30 lít nước, tưới hoặc phun lên cây nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Giai đoạn thụ phấn: Khi đã ra hoa, tiến hành thụ phấn cho cây. Thời gian thụ phấn tốt nhất là từ 6-9 giờ sáng.

Khi trái đã đậu thành công, không nên tưới nước quá đậm và  thoát nước tốt. Khoảng 10 ngày sau, cần bón thêm phân NPK có hàm lượng kali cao, để tăng năng suất và chất lượng quả như 15-5-20 mỗi gốc khoảng 10 gram và cách gốc 20 cm.

 

Khi trái bắt đầu xuất hiện các vết nứt, sẽ tạo nên các vân lưới, lúc này chúng ta nên bón thúc thêm vỏ trứng gà Sfarm. Bổ sung thêm vỏ trứng, sẽ giúp dưa lưới tạo nhiều vân lưới, giúp vân lưới thêm đều và dày hơn. Bên canh đó, cũng nên cung cấp thêm phân NPK với lượng kali cao như KCl hoặc phân gà viên để giúp tăng thêm mùi vị ngọt tự nhiên cho trái. Ngoài ra, ở giai đoạn to trái này, có thể phun thêm Canxi Bo, để cây được bổ sung thêm Canxi, hạn chế được hiện tượng nứt trái.

Giai đoạn này cần tránh mưa nhiều và bao trái để tránh tình trạng bị ruồi vàng đục trái.

Trước thu hoạch 3 ngày, nên giảm lượng nước, cắt phân, chỉ tưới nước cho cây đủ ẩm, để đảm bảo cho dưa lưới được giữ nguyên độ ngọt và  giòn tự nhiên.

Như vậy qua bài viết trên, Xanhbattan.com mong muốn có thể giải đáp được thắc mắc phần nào trong khâu lựa chọn phân bón cũng như cách chăm sóc dưa lưới. Giúp bạn dễ dàng lựa chọn phân bón nào là tốt nhất cho dưa lưới và khởi đầu cho sự trồng dưa lưới đạt được chất lượng cao.

 

 

Tác Giả: Xanh Bất Tận

 

 

*XEM THÊM: