Hoa Hồng Ra Nhiều Chồi Điếc: Cách Nhận Biết Và Khắc Phục
CÁCH KHẮC PHỤC HOA HỒNG BỊ CHỒI ĐIẾC
Hoa hồng ra nhiều chồi điếc hay hiện tượng chồi điếc ở hoa hồng là một hiện tượng thường rất dễ gặp ở trên cây hoa hồng. Hiện tượng này có thể hiểu nôm na là cây sau khi cắt tỉa sẽ phát triển chồi rất bình thường nhưng chỉ có 01 điểm là CHỒI KHÔNG RA NỤ HOA (gọi là chồi điếc hoa hồng hay chồi mù). Bài viết này, mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách để nhận biết hoa hồng bị chồi điếc cũng như cách khắc phục hiện tượng này một cách triệt để.
Tại Sao Hoa Hồng Ra Chồi Điếc?
Hiện tượng chồi mới phát triển mạnh sau khi tỉa và không ra nụ ở đầu ngọn là hiện tượng chồi điếc thường xảy ra với 05 nguyên nhân chính sau đây:
-
Chồi hồng bị điếc thường dễ gặp vào giai đoạn mùa đông, tiết trời se lạnh hơn làm cho chồi của hoa hồng rất dễ gặp hiện tượng bị điếc.
-
Đất trồng hoa hồng nghèo dinh dưỡng, hoặc các dinh dưỡng được bón vô đất hầu như cây không hấp thu được (bị rửa trôi hoặc rễ không hấp thụ được).
-
Bón các loại phân chứa hàm lượng nito (đạm) cao. Việc này được hiểu là khi bón đạm nhiều quá mà thiếu các thành phần Lân, Kali sẽ làm cây cứ phát triển chồi nhưng không đóng nụ kết hoa được - từ đây hình thành chồi điếc.
-
Do thiếu nước, di dời chậu liên tục cũng làm cho hoa hồng bị chồi điếc. Hiện tượng này gặp nhiều nhất trên cây hồng nhung sa đéc.
-
Do bệnh trên hoa hồng, thường là bệnh ở mùa đông như sương mai - làm nụ bị hư rồi không phát triển trở thành chồi điếc.
Cách Nhận Biết Chồi Điếc Ở Hoa Hồng?
Cách để nhận biết chồi điếc (chồi hồng điếc không ra nụ) bằng cách nhận diện phần đầu ngọn. Cụ thể như sau: Sau khi cắt tỉa cành cho hoa hồng, các chồi non mới sẽ phát triển rất mạnh, từ khoảng ngày 20 - 22 lúc này bạn để ý phần đầu ngọn của chồi non nếu nó không có nụ hoa thì 100% chồi đó là chồi điếc.
Chồi điếc thật ra cũng chẳng khác gì chồi cho nụ hoa cả, chỉ khác ở chỗ là nó không có hoa mà thôi. Về màu sắc lá, số lượng lá hay nhánh thì chẳng có sự khác biệt nào cả.
Cách Khắc Phục Hoa Hồng Ra Nhiều Chồi Điếc
Để khắc phục hoa hồng ra nhiều chồi điếc chúng ta có 02 cách: Cách thứ nhất, phòng không cho hoa hồng ra chồi điếc. Cách thứ hai, tỉa bỏ chồi điếc trên cây hoa hồng khi chúng phát triển quá nhiều. Chúng ta cùng đi sâu vào cách xử lý chồi điếc hoa hồng như sau.
✳ CÁCH 1: Phòng Tránh Hoa Hồng Ra Chồi Điếc
Với cách làm này, chúng ta chỉ cần đọc lại ở phía trên - 05 lý do hoa hồng ra chồi điếc, chỉ cần hạn chế hoặc khắc phục các điều trên thì khả năng cao là hạn chế được khoảng 70% hoa hồng ra chồi điếc.
+ Mùa đông khi thời tiết lạnh nên tưới thêm nước ấm (nhớ là nước ấm nhé). Để rễ cây được giữ ấm tốt hơn hoặc che chắn ở gốc của cây hoa hồng lại.
+ Phun phòng các loại nấm bệnh trên hoa hồng - đặc biệt là bệnh sương mai.
+ Sau khi cắt tỉa, tưới phân giàu đạm cũng nên bổ sung thêm Lân và Kali (hàm lượng cân đối) - Nên tưới dịch chuối humic, đậu tượng chuối chín humic lên men hoặc NPK 16-16-8+TE.
+ Tưới đủ nước cho cây, thường xuyên kích rễ bằng các loại thuốc kích rễ cho hoa hồng để bộ rễ của cây được khỏe mạnh.
+ Hạn chế việc di chuyển chậu, cũng như thay đổi làm tác động đến cây hoa hồng, đất trồng hoa hồng nên chọn đất giàu dinh dưỡng, thông thoáng và tơi xốp.
✳ CÁCH 2: Cắt Tỉa Chồi Điếc Ở Hoa Hồng
Những Lưu Ý Khi Cắt Tỉa Bỏ Chồi Điếc Ở Hoa Hồng
-
Nên đếm chính xác từ ngọn chồi xuống đến cuốn thứ 04 - 05.
-
Cách nách lá chứa từ 01 - 02 cm rồi bấm bỏ chồi điếc đó.
-
Mặt cắt nên nghiêng 45 độ để tránh nấm bệnh phát triển, vết cắt nên được bôi keo liền da cây sau khi cắt xong.
-
Tưới đủ nước, dinh dưỡng cân đối và hạn chế di dời chậu giai đoạn ra chồi non.
Như vậy mình đã trình bày cho bạn sơ lược về chủ đề "Hoa Hồng Ra Nhiều Chồi Điếc". Mình hi vọng, bài viết này có thể giúp ít được cho bạn trong quá trình chăm sóc hoa hồng. Nếu bạn có thêm thắc mắc, hãy liên hệ với đội ngũ kỹ thuật tại Xanh Bất Tận - Hotline: 0972158146 - 0932657564 để được tư vấn tận tình miễn phí.
Tác Giả: Xanh Bất Tận
* Xem Thêm: