Cách Bón NPK Cho Cây Mai Đúng Kỹ Thuật Bạn Nên Biết
Cách Bón NPK Cho Mai Theo Từng Tháng
Cây mai vàng được xem là một trong những loại hoa kiểng đặc trưng của mùa xuân, một loại hoa thường nở vào đúng dịp tết âm lịch hằng năm. Tuy nhiên, để được những cánh hoa mai với màu vàng óng ánh kia thì trong chu kì một năm thì việc chăm sóc mai hoặc bón phân cho mai là cực kì quan trọng. Vì chỉ cần cây không đủ dinh dưỡng hoặc bón phân không đúng cách cũng làm cho mai không nở hoặc nở không đồng loạt được.
Bài viết ngày hôm nay, mình xin chia sẻ cho bạn cách bón NPK cho mai đúng kỹ thuật theo từng tháng trong năm từ đó bạn có thể tự chăm sóc mai tại nhà, để có những cánh hoa mai sặc sỡ vào dịp tết âm lịch nhé. Cùng mình tìm hiểu bên dưới.
Tại Sao Phân NPK Lại Quan Trọng Đối Với Mai?
Phân NPK thực chất là phân bón vô cơ với 03 thành phần khoáng đa lượng chính bao gồm: Nito (N); Lân (P2O5) và Kali (K2O) - đây là những nguyên tố cần rất nhiều trong quá trình sinh tổng hợp các chất để giúp cho cây trồng nói chung và cây mai nói riêng có thể sinh trưởng - phát triển một cách tốt nhất.
-
Vai trò của Nito (N): Nito là thành phần cực kì quan trọn vì chúng cấu thành nên protein, acid nucletic, sắc tố quang hợp và các chất dự trữ năng lượng như ADP, ATP trong quá trình quang hợp cũng như hô hấp của cơ thể sinh vật nói chung và thực vật nói riêng. Thiếu nito, cây sinh trưởng yếu đi và mất đi khả năng sinh sản.
-
Vai trò của Lân (P2O5): Lân bên trong thực vật có 02 công năng chính đó là kích thích sự phát triển của rễ, kích thích sự phân hóa của mầm hoa, giúp ra hoa đậu quả một cách tốt nhất cho cây mai.
-
Vai trò của kali (K2O): Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng nước, ion và hoạt hóa các enzyme tham gia trong các quá trình xảy ra bên trong thực vật. Điều tiết khả năng đóng mở khí khổng, giúp cây đạt năng suất, dưỡng hoa và tăng chất lượng hoa quả của cây trồng.
Bón Phân NPK Cho Mai Vàng Đúng Cách Là Như Thế Nào?
Bài viết này mình sẽ chỉ tập chung đề cập đến việc bón NPK cho mai vàng, các dòng phân bón cho mai khác mình xin không đề cập ở đây. Phần này mình sẽ nếu lên 04 điểm bao gồm là: Cách bón đạm, phân lân, phân kali và bón NPK tổng hợp cho cây mai. Cùng mình tìm hiểu ngay bên dưới:
➤ Cách Bón Đạm Cho Cây Mai Vàng
Phân đạm là từ dùng chung để chỉ các loại phân bón vô cơ có chứa thành phần chính là Nito, ở đây có rất nhiều loại phân đạm nhưng được dùng cho cây mai nhiều nhất có thể kể đến 02 loại đó chính là: Ure (Urea) và phân DAP (Diamon Photphat). Tên thương mai của các dòng phân này có thể kể đó là: Đạm phú mỹ, đạm cà mau, DAP đình vũ, DAP hàn quốc,... còn nhiều loại khác nữa.
-
Công dụng & thời gian bón: Với dòng URE hay DAP nên bón tốt nhất là giai đoạn sau tết, phục hồi cây mai sau cắt tỉa để kích chồi lá, dưỡng cây và kích thích cây sinh trưởng mạnh trở lại.
-
Cách bón đạm cho mai: Pha khoảng 5 - 10 gram phân đạm vào 01 lít nước sạch rồi tưới vào gốc cây mai. Tưới thêm 01 lần nước sạch lên để phân bón được thấm xuống đất giúp rễ mai hấp thu tốt nhất. Cứ mỗi 15 ngày bón 01 lần, bón đến hết tháng 07 âm lịch.
➤ Cách Bón Lân Cho Cây Mai
Phân lân với thành phần chính là photpho, dòng phân bón này có hai dạng là phân lân đơn (dạng bột như xi măng) và phân lân hỗn hợp (có thêm thành phần khác). Tùy vào tình trạng cây, sức của cây và cũng như mục đích mà người ta sẽ sử dụng loại phân lân nào. Trên thị trường có các loại như: Lân lâm thao, super lân long thành, lân văn điển,...
-
Công dụng & thời gian bón: Thường thì người ta bón lân ở dạng bón lót và bón thúc để kích rễ là chính, giai đoạn dùng thì nên sử dụng ở sau tết và giai đoạn phục hồi cây, kích rễ mùa mưa là tốt nhất.
-
Cách bón phân lân cho mai: Pha khoảng 20 gram phân lân bón vào gốc cây mai. Cứ mỗi 15 ngày bón 01 lần và nên lặp lại thường xuyên để rễ của mai khỏe hơn, hạn chế hiện tượng suy rễ trên cây mai
➤ Bón Kali Cho Cây Mai
Đối với phân kali bón cho cây mai thì người ta dùng khá nhiều loại khác nhau, trong đó có một loại mà nhiều người dùng nhất là là Kali trắng (KNO3) vì tiện lợi, giá rẻ mà cũng dễ sử dụng hơn. Ngoài kali trắng còn có kali dạng hỗn hợp NPK mình sẽ nêu lên bên phần dưới.
-
Công dụng & thời gian bón: Với phân kali thì người ta chỉ sử dụng vào thời gian từ tháng 09 âm lịch đến trước tháng chạp (tháng 12 âm lịch), lúc này người ta cần đóng nụ (làm nụ mai) nên sẽ dùng kali rất nhiều.
-
Cách bón phân kali cho mai: Pha khoảng 100 gram cho 16 lít nước sạch rồi phun lên cây mai. Cứ mỗi 7 - 10 ngày phun 01 lần và nên lặp lại thường xuyên để nụ mai đóng tốt hơn, chuẩn bị cho mùa ra hoa tết âm lịch tốt nhất.
➤ Bón Phân NPK Tổng Hợp Cho Mai Theo Từng Tháng
Ở phần này, mình sẽ đề cập với cách bón NPK cho mai theo dạng phân bón NPK tổng hợp mà không phải dạng đơn như ở 03 phần trên. Cách dòng phân bón NPK dùng cho mai nhiều nhất phải kể đến chính là: NPK 30-10-10, NPK 20-20-15, NPK 16-12-8-11S (better tím), NPK 6-30-30, NPK 20-20-20, NPK 10-55-10 và NPK 15-30-15 và nhiều loại khác nữa (mình sẽ trình bày 03 loại phổ biến và dùng cho chu kì 01 năm của cây mai để bạn có thể hình dung dễ nhất).
-
Giai đoạn phục hồi mai sau tết: Giai đoạn này mai cần nhất là sự phục hồi nhanh chóng của rễ, kích chồi lá mạnh nên chọn lựa phân NPK có chứa hàm lượng Nito cao là một sự chọn lựa chính xác.
+ Cho nên, phân bón NPK 30-10-10 cho mai được sử dụng nhiều nhất ở giai đoạn này vì chúng có khả năng kích chồi lá phát triển cực mạnh.
+ Cách dùng: Pha 10 gram cho 01 lit nước sạch rồi tưới gốc, kết hợp phun lên cây mai để tăng khả năng kích thích ra chồi lá mới cho cây mạnh hơn.
-
Giai đoạn dưỡng cây mai từ tháng 05 - tháng 07 âm lịch: Giai đoạn này cây cũng cần sự phát triển mạnh mẽ, dinh dưỡng cho mai vàng ở giai đoạn này cũng cần nhiều nhất là đạm, thêm một ít khoáng trung vi lượng để cây được tốt hơn.
+ Phân bón dùng cho giai đoạn này tốt nhất là NPK 20-20-20; NPK 20-20-15 hoặc NPK 16-12-8-11S (better tím). Khuyến kích nên chọn better tím vì ngoài khoáng NP còn có khoáng trung vi lượng - nhất là Lưu huỳnh giúp cây tăng khả năng chống chịu bệnh khi mùa mưa.
+ Cách dùng: Bón từ 15 - 20 gram phân better tím vào 01 chậu đường kính từ 30 cm trở lên. Bón lại sau khoảng 20 -25 ngày, bón từ 02 - 03 lần để cây đủ sức sinh trưởng, chống nấm bệnh cho cây.
-
Giai đoạn tháng 09 âm lịch: Ở giai đoạn này thì người ta thường hay làm nụ mai (đóng nụ) cho nên người ta thường thường dùng các dòng phân bón cho mai có hàm lượng Lân (P) và Kali (K) cao.
+ Phân bón cho cây mai vàng ở tháng 09 âm này khác với 02 giai đoạn trước rất nhiều, người ta hay dùng nhất là NPK 6-30-30; NPK 10-55-10 và NPK 15-30-15 để kích thích đóng nụ hoa tốt hơn.
+ Cách dùng: Pha khoảng 8 - 10 gram phân npk 10-55-10 cho vào 8 lít nước sạch, lắc đều rồi phun lên toàn bộ cây mai. Phun đều 02 mặt lá và không nên phun lúc nắng gắt, nên phun 7 ngày/lần trong 2 - 3 lần.
Bài viết về "Các bón phân NPK cho mai" này hi vọng có thể giúp ích được cho bạn trong quá trình trồng và chăm sóc mai theo từng giai đoạn, cũng như cung cấp dinh dưỡng cho mai đầy đủ nhất để sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Nếu bạn có thêm thắc mắc, vui lòng liên hệ đội ngũ kỹ thuật tại Xanh Bất Tận qua hotline 0972158146 - 0932657564 để được tư vấn nhanh chóng, miễn phí.
Tác Giả: Xanh Bất Tận
* Xem thêm: