Top 07 Loại Bệnh Trên Cây Dưa Lưới Hay Gặp Nhất Hiện Nay

Bệnh Trên Cây Dưa Lưới: Nguyên nhân & Cách trị

 

Các loại bệnh trên cây dưa lưới dưới đây sẽ chỉ ra các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách trị các loại bệnh thường gặp trên cây dưa lưới như: bọ trĩ, rệp ruồi, nhện đỏ, nứt thân chảy nhựa, bệnh sương mai, chạy thân héo rũbệnh thán thư. Từ đó, giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc trồng và chăm sóc loại cây ăn trái có chất lượng cao này.

1. Bọ Trĩ (Thrips Palmi Karny)

Bọ trĩ có tên khoa học và Thrips palmi Karny thường xuất hiện khi cây còn nhỏ và phát triển mạnh khi cây lớn lên. Chúng xâm nhập và làm cho thân, cành, lá dần bị xoăn lại, cứng và giòn hơn. Bọ trĩ thường nằm rải rác ở các mô lá chúng hút dịch của cây làm cho lá cây xoăn lại.

 ◆ Dấu hiệu nhận biết:

- Khi quan sát bạn có thể thấy bọ trĩ có màu đen, dài 1-2cm, trứng của chúng thì có màu trắng sữa, sau khi nở có màu vàng nhạt

- Loại sâu bệnh này có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm, nhưng chúng lại không thích ánh sáng trực tiếp nên thường trốn rất kỹ trong búp lá và bò ra khi trời râm.

 ◆ Biện pháp phòng trừ:

- Làm thoáng đất, phòng trừ sâu bệnh, trứng, nhộng còn tồn tại trong đất

- Dọn sạch đất trồng, cỏ dại, rơm rạ nên được loại bọ không cho bọ trĩ có nơi lưu trú.

 

2. Rệp Ruồi (Rầy mềm)

Rệp muội có tên gọi là Aphis gossypii, là một trong những loại bệnh thường gặp ở cây dưa lưới. Chúng tấn công hút nhựa làm cho cây bị vàng lá, héo rũ và cây bắt đầu sinh trưởng kém dần

  Dấu hiệu nhận biết: Rệp ruồi thường rất nhỏ, chúng có màu xanh đen hoặc vàng nhạt thường xuất hiện dưới lá những đốm nhỏ li ti và tạo thành đốm lớn ở chồi. Bệnh thường xuất hiện khi cây khi thời tiết nắng nóng, khô, độ ẩm thấp. Loại rệp này chúng hút nhựa của cây làm cho lá cây vàng. 

 ◆ Biện pháp phòng trừ: rệp ruồi dễ dàng xuất hiện ở những loại cây trồng do đó bạn cần bảo vệ những loài thiên địch như: kiến, bọ rùa, nhện nấm,... để tiêu diệt loài sâu bệnh gây hại cho dưa lưới này.

 

3. Nhện đỏ

Nhện đỏ chủ yếu tấn công trên lá cây, khi đó cả ấu trùng và thành trùng nhện đỏ sẽ hút chích mô của lá, làm lá bị mất màu xanh và chuyển sang màu vàng sau cùng lá sẽ bị khô cứng. Bạn sẽ dễ dàng quan sát điều này ở mặt dưới của lá. Chúng sẽ làm giảm chất lượng và năng suất trái.

 ◆ Dấu hiệu nhận biết:

Nhện đỏ có 8 chân, hình bầu dục, bạn có thể phân biệt thành trùng đực và thành trùng cái dựa vào màu sắc của chúng. Thành trùng đực có kích thước nhỏ toàn thân có lông lưa thưa thường có màu xanh, màu trắng, màu đỏ với đốm đen ở 2 bên mình. Thành trùng cái có màu vàng nhạt hơi ngả sang màu xanh lá cây.

 ◆ Biện pháp phòng trừ:

- Bạn nên thường xuyên quan sát để phát hiện sớm, nếu mật độ ít bạn không cần phun thuốc thay vào đó bạn có thể thay bằng các loại thiên địch như: bù lạch 6 chấm  Scolothrips sexmaculatus, bọ rùa Stethorus sp., bọ xít nhỏ Orius tristicolor và  Chysoperla carnea.

 

4. Bệnh nứt thân chảy nhựa

Bệnh nứt thân chảy nhựa do nấm Mycosphaerella melonis gây ra, chúng thường tồn tại trong tàn dư cây. Nấm Mycosphaerella melonis phát triển mạnh trong thời tiết nóng và mưa nhiều. Bệnh nứt thân chảy nhựa thường gây hại trên thân, đôi khi trên lá và cuống quả.

 ◆ Dấu hiệu nhận biết: 

- Khi bị bệnh trên thân vết bệnh lúc đầu có hình bầu dục màu xám trắng có kích thước tầm 1-2cm, vết bệnh sẽ hơi lõm làm khuyết một bên thân hay nhánh. 

- Trên vùng bệnh, nhựa màu nâu đỏ ứ ra thành giọt sau đó đổi thành màu nâu sẫm khô cứng lại. Bệnh nặng làm thân cây bị nứt thành vệt dài và chảy nhựa nhiều hơn, trên đó có những vệt màu đen là các ổ bào từ nấm, sau cùng làm cả cây bị khô chết.

- Đối với trên lá, đốm bệnh không đều và lan rộng lần, có màu xám nhạt. Thường bạn sẽ thấy bệnh xuất hiện ở bìa lá sau đó lan vào bên trong theo những mảng hình vòng cung, trên đó sẽ có những ổ bào tử màu đen, lá bị cháy khô và rụng.

- Biểu hiện trên cuống lá khá giống với phần thân, có thể nứt chảy nhựa, trái nhỏ và bị rụng trứng.

 ◆ Biện pháp phòng trừ:

- Thu dọn tàn dư cây trồng, làm sạch đất 

- Chú ý bón phân đạm vừa đủ

- Bạn có thể dùng Kasumil (Kasuganmycin), Ridomil (Macozeb + metalacyl)… phun ướt đẫm cây dưa và phần gốc để phòng trừ

 

5. Bệnh sương mai

Bệnh sương mai do loài nấm mang tên Pseudoperonospora cubensis gây ra. Chúng sẽ bám chặt vào mặt dưới của lá cây, hút hết chất dinh dưỡng của cây và lang dần ra từ lá cho đến ngọn.

 ◆ Dấu hiệu nhận biết: 

- Bệnh này khi chú ý bạn sẽ phát hiện ra khá dễ dàng, khi dưa lưới bị bệnh bạn sẽ thấy những vết bệnh màu trắng hoặc vàng ở mặt dưới của lá. Ở mặt trên của lá, vết bệnh sẽ có màu xanh nhạt, khi già đi sẽ chuyển thành màu vàng hoặc nâu sậm.

- Do đó, để biết dưa lưới có bị nhiễm bệnh sương mai hay không người ta sẽ quan sát mặt dưới của lá. 

- Thông thường, vết bệnh sẽ lan từ tầng lá dưới lên đến ngọn, bệnh làm lá khô héo, xoăn lại và rất dễ rụng

 ◆ Biện pháp phòng trừ:

- Giữ cho đất trồng thông thoát, thu gom và tiêu hủy toàn bộ cây bệnh, làm sạch cỏ dại, rơm rạ

- Kiểm tra hệ thống thoát nước, tránh để ngập úng vào mùa mưa hoặc đất có độ ẩm cao tạo điều kiện cho nấm phát triển

- Chọn loại giống dưa lưới tốt, sạch và kháng bệnh hiệu quả

- Luân canh cây trồng

- Thường xuyên kiểm tra, cắt tỉa những thân, lá, cành bị bệnh 

- Dùng thuốc dùng thuốc bảo vệ thực vật để phun lên cây như Ridomil Gold 68WP, Belkute 40WP, Daconil 500 SC,… hoặc các loại thuốc gốc đồng như COC 85WP, Champion 77WP,…

6. Chạy dây héo rủ

Bệnh chạy dây héo rũ do nấm Fusarium sp. gây nên, bệnh tấn công cả cây dưa con và cây dưa trưởng thành.

 ◆ Dấu hiệu nhận biết:

Loại nấm này khi xâm nhập thành công sẽ làm cho cây dưa lưới con chết thành đám, đối với những cây trưởng thành ra hoa kết trái bệnh, nấm Fusarium sp. sẽ làm cây bị mất nước, khô héo dần và chết.

 ◆ Biện pháp phòng trừ:

- Loại nấm này có thể tồn tại trong đất nhiều năm do đó bạn cần làm đất thông thoáng, sạch, nhổ bỏ cây bệnh loại trừ mầm bệnh trước khi trồng.

- Bón thêm phân chuồng tăng dinh dưỡng cho đất

7. Bệnh thán thư

Bệnh thán thư thường phổ biến khi thời tiết khắc nghiệt, mưa nắng thất thường làm cho cây dễ dàng mắc bệnh và lan nhanh.

 ◆ Dấu hiệu nhận biết: 

- Lá cây dưa lưới thường xuất hiện những vòng tròn đồng tâm bằng nhau

- Những vết bệnh này rất dễ phát hiện, có màu đậm hơn, to hơn khi phát triển nặng

- Hoặc khi bệnh nặng sẽ tạo thành những vệt dài màu đen trên lá, kể cả quả. Bạn có thể thấy những vết lõm màu nâu trên bề mặt quả, vết lõm to dần và gây thối quả lưa dưới.

 ◆ Biện pháp phòng trừ: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất như Difenoconazole (min 96%), Flusilazole (min 92.5%),… 

 

Bài viết về "07 loại bệnh thường gặp trên dưa lưới: Nguyên nhân & cách trị" này hi vọng có thể giúp bạn có thêm kiến thức hơn về cách chăm sóc và trồng dưa lưới tại nhà. Nếu bạn có thêm thắc mắc, cần được giải đáp vui lòng liên hệ đội ngũ kỹ thuật tại https://xanhbattan.com/ qua hotline 0972158146 - 0932657564 để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.

 

Tác giả: Xanh Bất Tận

Xem thêm:

Phân bón nào tà tốt nhất cho dưa lưới?

Mua hạt giống dưa lưới ở đâu?

Top 03 loại chế phẩm sinh học dùng cho cây trồng

Giá thể Peat Moss: công dụng và cách sử dụng

Cà chua bị rụng hoa: nguyên nhân và cách trị