Tips 05 Cách Trị Nấm Cho Hoa Hồng Không Dùng Thuốc

CÁCH TRỊ NẤM HOA HỒNG KHÔNG DÙNG THUỐC

Cách trị nấm cho hoa hồng không dùng thuốc? Đây là cụm từ tìm kiếm cũng như thắc mắc của rất nhiều người trồng hoa hồng. Để có được những bông hoa hồng đẹp rực rỡ thì việc chăm sóc chưa phải là dễ dàng bao giờ, đăc biệt đối với hoa hồng là một loại cây rất nhạy cảm và rất dễ bị bệnh - đặc biệt là các bệnh do nấm gây nên.

Bài viết này, mình xin chia sẻ cho bạn 05 cách để trị nấm cho hoa hồng không dùng thuốc. Nhưng trước khi đi vào phần chính, mình xin nêu lên một vài vấn đề liên quan đến bệnh nấm trên hoa hồng mà bạn cần phải biết để chăm sóc cho cây nhà bạn tốt hơn.

Các Loại Bệnh Trên Hoa Hồng Do Nấm Gây Ra

Bệnh do nấm gây nên trên hoa hồng có hơn 20 loại khác nhau và rất phổ biến trên hoa hồng. Trong đó, có 05 loại bệnh do nấm gây nên trên hoa hồng rất dễ gặp và cây rất dễ bị nhiễm , cụ thể như sau:

  • Bệnh phấn trắng trên hoa hồng: Là môt loại bệnh phổ biến, do vi nấm Sphaerotheca paranosa gây nên. Biểu hiện dễ thấy rõ nhất đối với bệnh phấn trắng là hiện tượng lớp phấn trắng bao quanh 02 mặt lá, chồi non. Thân cây teo tóp, sinh trưởng kém và suy cây sau đó.

  • Bệnh thán thư, sương mai:  Bệnh sương mai do nấm Peronospora sparsa gây ra và bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. Khi bị thán thư thì lá xuất hiện các vết loang lỗ trên bề mắt với màu nâu đặc trưng, phần viền ngoài của vết loang này có màu nâu đậm và bên trong nhạt hơn. 

  • Bệnh đốm lá: Bệnh do nấm Diplocarpon rosae gây ra là trên lá của cây hoa hồng, cụ thể là: Phần mặt trên lá sẽ xuất hiện vết đen tròn, sau đó có hình bán nguyệt. Màu sắc thay đổi dần từ màu xám sang màu đen đậm, loang ra toàn bộ mặt trên của lá khi chúng phát triển. Lá của hoa hồng xuất hiện vết đốm này khi lá màu xanh, sau đó làm cho lá hoa hồng ngã sang màu vàng chanh, rụng lá rất nhanh, làm suy cây sau đó.

  • Bệnh gỉ sắt: Bệnh Gỉ Sắt hay Rỉ Sắt nguyên nhân do nấm Phragmidium mucronatum gây ra. Biểu hiện cụ thể là trên bề mặt lá xuất hiện vết màu vàng li ti, độ xuất hiện ngẫu nhiên và chiếm toàn bộ diện tích của lá. Khi chúng xuất hiện nhiều, thì các bào tử màu cam đậm đồng thời cũng sẽ xuất hiện nhiều ở mặt dưới của lá, chúng sẽ phát tán rất nhanh đi xuống thân cành và các lá khác trên cây hoặc các cây xung quanh.

  • Bệnh đen thân khô cành:  Biểu hiện dễ nhìn thấy nhất đối với đen thân khô cành trên cây hoa hồng dễ thấy nhất là phần thân và cành từ màu xanh chuyển sang nâu đen rồi khô, cụ thể là: Thân và cành của hoa hồng đang tươi tốt, màu xanh đột ngột đổi màu sang màu xám, màu đen rồi cành trở nên khô do mất nước, làm suy cành. Bệnh đen thân khô cành làm cành suy yếu đi, không vận chuyển được nước và dinh dưỡng cho cây sử dụng làm cây yếu, mất sức sống và rụng lá và hoa hàng loạt.

#05 Cách Trị Bệnh Nấm Trên Hoa Hồng Không Dùng Thuốc Mà Bạn Nên Làm

 Có thể thấy, trên hoa hồng thì thường có 05 loại bệnh do nấm gây ra như đã nêu ở trên. Nhưng ngoài 05 loại này còn có một vài bệnh do nấm gây ra trên thân, lá và rễ của hoa hồng mà bạn cũng nên tham khảo cũng như đọc thêm các tài liệu khác để biết thêm cách trị nếu như hoa hồng bị nấm trong trường hợp đó. Dưới đây mình kể tên 05 cách trị nấm cho hoa hồng không dùng thuốc rất phổ biến hiện nay:

Trị nấm bằng dầu neem

Dầu neem hay còn gọi là neem oil, là một loại tinh dầu được tách chiết theo công nghệ ép lạnh từ quả, hạt và lá của cây neem (Ấn Độ). Sản phẩm chứa 03 hoạt chất được xem như "thuốc trừ sâu bệnh sinh học" là: Azadirachtin, Nimbin Salanin với khả năng tiêu diệt nhanh các loại nấm bệnh và côn trùng khá tốt.

Cách sử dụng: Sử dụng 5 ml tinh dầu neem (neem oil) nhũ hóa với 5ml nước rửa chén (bát), lắc cho hòa tan rồi sau đó cho thêm 1 lít nước sạch vào rồi lắc mạnh để đảm bảo neem oil được tan trong nước. Sau đó phun đều lên toàn bộ cây và nơi đang bị nấm bệnh. Phun vào chiều mát và rửa sạch cây vào sáng hôm sau.

 ➤  Cách trị nấm hoa hồng bằng Baking soda

Baking soda hay còn gọi là muối nở được sử dụng khá nhiều để phòng nấm bệnh cũng như phòng côn trùng trên hoa hồng rất hiệu quả. Sản phẩm này hiệu quả nhất là trừ bọ trĩ và nấm bệnh trên hoa hồng.

Cách sử dụng: Sử dụng 04 muỗng baking soda (tầm 5-10 gram) cho vào khoảng 01 lít nước sạch, thêm 01 giọt nước rửa chén (bát) và 1 giọt dầu dưỡng cho trẻ em (baby oil) rồi lắc đều cho hòa tan hết các hỗn hợp trên.

 ➤  Sử dụng tinh vôi để trị nấm cho hoa hồng 

Vôi bạn nên dùng là tinh vôi 98, loại này có hàm lượng CaO cao với khoảng 82% (vôi thường thì chứa CaCO3 và hàm lượng vôi thấp nên tác dụng không cao). Cơ chế tác động của vôi là thay đổi pH và kết hợp với CO2 để diệt nấm bệnh, ngoài ra còn hiện tượng tỏa nhiệt giúp diệt nhanh nấm bệnh.

Cách sử dụng: Sử dụng khoảng 2-5 gram tinh vôi 98, cho vào 01 lít nước sạch rồi khuấy cho tan hết. Để lắng rồi lấy phần trong (nước vôi trong) đi phun lên cây, nơi đang bị nấm bệnh. Nên phun khoảng 4-5 ngày/lần để diệt nấm hiệu quả.

 ➤  Sử dụng nấm trichoderma tưới gốc và phun cho hoa hồng

Trichoderma có lẽ không còn xa lạ với nhiều người trồng hoa hồng nữa. Nấm đối kháng trichoderma (gọi tắt là trico hay tricho) là dòng vi sinh vật có lợi được ứng dụng trong nông nghiệp. Sản phẩm được bán trên thị trường sẽ thường kết hợp trichoderma với 01 hoặc vài chủng vi sinh khác nữa như: Bacillus spp. hoặc streptomyces spp. và nhiều chủng khác.

Cách sử dụng: Sử dụng khoảng 10 gram nấm đối kháng trichoderma cho vào 4 lít nước sạch, lắc đều rồi lọc bỏ cặn (phần cặn này bón vô gốc hoa hồng). Sử dụng phần nước đã lọc cho vào bình rồi phun lên toàn bộ cây, phần dư có thể tưới gốc cho hoa hồng.

 ➤  Trị nấm hoa hồng bằng tỏi

Có thể nói thì dịch tỏi ớt thì ai cũng biết, nhưng công dụng trị nấm hoa hồng bằng tỏi thì có vẻ khá xa lạ. Bạn có thể tự làm dịch tỏi tại nhà hoặc có thể mua dịch tỏi ở các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật đều có bán, giá tầm khoảng 70 -80k/chai 500ml.

Cách sử dụng: Sử dụng khoảng 3 - 5 ml dịch tỏi ớt cho vào 01 lít nước, lắc đều rồi phun lên toàn bộ cây. Chú ý không nên pha quá liều dễ gây nóng lá, nên rửa sạch vào sáng hôm sau khi phun để đảm bảo không gây nóng cây.

Cách Phòng Bệnh Nấm Cho Hoa Hồng Tốt Nhất

Như đã nêu trên, mình đã hướng dẫn cho bạn 05 cách trị nấm hoa hồng không dùng thuốc. Tuy nhiên, phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn trị bệnh cho nên mình cũng xin nêu ra vài điểm để bạn lưu ý phòng nấm bệnh cho hoa hồng của bạn.

  • Nên vệ sinh bề mặt chậu, tán cây và lá sau giai đoạn ra hoa để đảm bảo loại bỏ nấm bệnh tối đa.

  • Nên sử dụng nấm đối kháng trichoderma ít nhất 01 lần/tháng để tưới gốc, phun lên cây để phòng bệnh nấm cho hoa hồng.

  • Trước mùa mưa nên tỉa cây sớm, phun trichoderma đều và dùng keo liền da cây bôi lên vết cắt để phòng nấm bệnh tốt hơn.

  • Các chậu hoa hồng xếp sát nhau, cách nhau ít nhất từ 40cm trở lên để đảm bảo thông thoáng.

Bài viết ngắn về chủ đề 05 cách trị nấm cho hoa hồng trên đây cũng ở mức cơ bản nhất. Để biết thêm chi tiết cụ thể cho trường hợp hoa hồng nhà bạn, bạn hãy liên hệ đội ngũ kỹ thuật tại Xanh Bất Tận - hotline: 0972158146 - 0932657564 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả và miễn phí hoàn toàn.

 

 

Tác Giả: Xanh Bất Tận

 

 

* Xem thêm: