Cách sử dụng emzeo khử mùi hôi ủ phân cá và rác thải nhà bếp?
Emzeo đã và đang là một trong những chế phẩm sinh học đang được tìm kiếm rất nhiều. Không những tốt nhất trong việc phân hủy đa dạng các loại cơ chất từ: phân cá, đậu tương (đậu nành), rác thải,.. Chế phẩm emzeo còn có một công năng rất "HOT" đó chính là - KHỬ MÙI HÔI TRONG QUÁ TRÌNH Ủ.
Trong bài viết ngắn này, Xanh Bất Tận xin được chia sẻ cho bạn " Cách sử dụng chế phẩm Emzeo khử mùi hôi trong quá trình ủ phân cá và rác thải gia đình". Mong rằng, bài viết này có thể giúp ích được cho bạn khi sử dụng và thực hiện phương pháp ủ không mùi hôi nhé.
Bây giờ chúng ta cùng bắt đầu nhé!
Bạn biết đấy, xu thế hiện nay là trồng rau sạch trồng hoa kiểng đều sử dụng phân hữu cơ là chính. Điều đặc biệt thay, nhiều người thích tự làm ra các loại phân hữu cơ từ các nguồn nguyên liệu sẵn có như: phân cá, thức ăn thừa, rác thải sinh hoạt,... Nếu ủ theo phương pháp thông thường và dùng các chế phẩm sinh học kém chất lượng thì bạn hiểu một điều là: MÙI HÔI RẤT KINH KHỦNG!!!
Nắm bắt được điều này, Dòng chế phẩm sinh học emzeo đã được nghiên cứu và đưa ra thị trường với 02 tiêu chí: Phân hủy nhanh cơ chất và Khử mùi hôi trong quá trình ủ
Chế phẩm Emzeo với 02 ưu điểm nổi bật đó chính là: PHÂN HỦY NHANH CƠ CHẤT và KHỬ MÙI HÔI TRONG QUÁ TRÌNH Ủ
Vì sao emzeo khử mùi hôi tốt đến như vậy?
Như đã đề cập trong bài viết trước đây, Emzeo là một loại chế phẩm dạng bột, được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Thành phần chính của emzeo bao gồm 3 phần: 04 hệ vi sinh cực mạnh bao gồm Bacillus, Saccharomyces, Lactobacillus, Actinomyces; chất hấp thụ mùi hôi cực mạnh và cơ chất cám gạo và bột đậu giúp vi sinh vật ổn định hơn.
Với những dòng chế phẩm sinh học thông thường khác, chỉ có từ 1 - 2 loại vi sinh vật, có hoặc rất ít khả năng hấp thụ mùi hôi trong quá trình ủ - Đây là lí do làm cho chế phẩm emzeo đang rất "HOT" hiện nay.
Cách sử dụng emzeo khử mùi hôi
Emzeo là chế phẩm "đa năng", được sử dụng để ủ cho rất nhiều loại cơ chất khác nhau để làm phân bón hữu cơ. Từ phân cá, đậu tương (đậu nành), rác thải sinh học, phân bắc, phân chuồng, v..v. Trong bài viết này, Xanh Bất Tận chia sẻ cho bạn "cách sử dụng emzeo khử mùi hôi để ủ phân cá và ủ rác thải gia đình"
Tham khảo thêm bài viết: Emzeo mua ở đâu?
Cách sử dụng emzeo khử mùi hôi ủ phân cá
Phân cá là một loại phân bón giàu dinh dưỡng và được dùng để bón cho nhiều loại cây trồng. từ rau sạch,hoa kiểng cho đến cây ăn quả. So với các phương pháp ủ phân cá bằng các chế phẩm ủ thông thường khác thì mùi hôi trong quá trình ủ là rất kinh khủng.
Phần này, Xanh Bất Tận hướng dẫn cho bạn cách ủ phân cá không hôi bằng emzeo. Các bạn tham khảo theo các bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu ủ phân cá
- Chọn nguyên liệu ủ: Để ủ phân cá được nhanh chóng, chất lượng và đặc biệt là không hôi. Bạn nên chọn kĩ nguyên liệu để ủ. Sau nhiều lần ủ, mình rút ra kinh nghiệm như sau
+ Cá nguyên con: Nên chọn cá nguyên con cũng được, nhỏ lớn thì tùy ý. Cá nước ngọt thì tốt hơn cá nước mặn. Nếu trường hợp dùng cá nước mặn thì nên rửa sạch lượng muối tồn dư trên cá để đảm bảo quá trình ủ được tốt.
+ Các bộ phận khác của cá: Hầu hết cá bộ phận như: đầu cá, vây cá, đuôi cá, ruột và nội tạng cá đều có thể dùng để ủ đều cho chất lượng tốt.
+ Chế phẩm EMZEO: Nên dùng loại chế phẩm EMZEO đúng mẫu mã, bao bì đúng của nhà sản xuất. Tránh mua phải hàng nhái sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình ủ
Tham khảo: Chế phẩm EMZEO khử mùi hôi tốt nhất
+ Mật rỉ đường: Nên chọn loại mật rỉ đường nguyên chất hoặc đường phên, mật mía.
+ Thùng chứa nguyên liệu ủ: Nên chọn thùng phuy nhựa, có kích thước lớn để đảm bảo đủ thể tích khi ủ.
+ Lưới lọc và chai nhựa đựng phân cá: Nên chọn lưới lọc thưa để lọc phân cá khi ủ xong, chai để chứa dịch phân cá sau khi ủ.
Bước 2. Tiến hành ủ phân cá bằng chế phẩm Emzeo
Để ủ phân cá được nhanh chóng và chất lượng, bạn nên theo tỉ lệ như sau: 10 kg cá + 200 gram emzeo (1 gói) + 500 ml mật rỉ đường nguyên chất. Trường hợp nếu là cá đã xay nhuyễn thì bạn cần khaonrg 25kg.
Rắc 1 lớp chế phẩm emzeo ở đáy thùng ủ, cho 1 lớp cá dày khoảng 5 - 10 cm, rắc đều chế phẩm emzeo lên và cho thêm 1 ít mật rỉ đường. Cứ làm thế cho đến lớp cuối cùng là chế phẩm emzeo và mật rỉ đường.
Nếu cảm thấy khô hoặc thiếu ẩm, bạn cho thêm khoảng 500 ml - 1 lít nước sạch để đảm bảo đủ độ ẩm!
Bước 3. Kiểm tra thùng ủ phân cá
Có thể đảo đều và đậy kín thùng ủ bằng bịch nylon màu đen. Sau 15 - 20 ngày mở nắp thùng ủ ra, bổ sung từ 15 - 20 lít nước sạch và khuấy đều chúng 1 lần nữa.
Ở bước này nếu thấy có mùi hôi hoặc muốn đẩy nhanh quá trình ủ, bạn cho thêm khoảng 1 - 2 gói emzeo và 1 ít mật rỉ đường nữa nhé.
Bước 4. Lọc phân cá để sử dụng
Sau đó khoảng 20 - 25 ngày là bạn có phân cá đậm đặc chất lượng cao rồi. Bây giờ chỉ cần dùng vải lọc, để lọc phân cá là có thể sử dụng. Dùng chai nhựa để chứa phân cá dùng dần nhé!
Với phần cặn sau quá trình ủ, bạn có thể dùng để bón gốc cho các loại cây ăn quả hay cây lâu năm để làm phân bón gốc đều được nhé.
Chỉ đơn giản vậy thôi đó! Kỹ thuật ủ phân cá không hôi bằng emzeo như trên sẽ cho hiệu quả cao, bạn có thể làm dễ dàng ngay tại nhà nhé. Bây giờ, Xanh Bất Tận xin được chia sẻ thêm cho bạn " Kỹ thuật (cách sử dụng) emzeo ủ rác thải gia đình không mùi hôi".
Cách sử dụng emzeo khử mùi hôi ủ rác thải sinh hoạt gia đình
Sở dĩ hôm nay Xanh Bất Tận chia sẻ về phần này là vì có nhiều bạn hỏi " Tại sao không bón trực tiếp các loại vỏ quả trái cây hay thức ăn thừa vô cây trồng luôn?" ; "Tại sao phải ủ rác thải gia đình hay rác nhà bếp cho tốn thời gian vậy?", vân vân... và ..mây..mây với hàng tá câu hỏi đại loại như thế.
Trước khi đi vào phần hướng dẫn cách ủ rác thải nhà bếp (rác thải sinh hoạt) bằng emzeo, Mình xin được nhắc một vài lưu ý quan trọng, cũng như giải thích cho những câu hỏi được nhiều bạn thắc mắc ở trên nhé!
Rác thải nhà bếp (hay rác thải sinh hoạt gia đình) có rất nhiều loại từ: hoa quả hỏng (dư thừa), vỏ rau củ quả, cọng rau thừa, cơm hay thức ăn thừa, vỏ trứng, xương động vật (xương cá, xương gà, xương heo (lợn)).
+ Vỏ quả trái cây cây, rau dư thừa: Giàu vitamin, cellulose, chất xơ, khoáng kali (nhất là vỏ chuối chín) và nhiều khoáng đa trung vi lượng tồn tại trong đó nữa.
+ Xương động vật thì sao?: Chứa nhiều lân (Photpho), đó là điều chắc chắn rồi.
+ Vỏ trứng: Bạn biết đấy, vỏ trứng thì giàu canxi rồi. Mà canxi này thì chắc chắn cây không thể nào hấp thu được liền đâu.
Vậy để trả lời cho các thắc mắc trên mình xin đưa ra phần đáp như sau: Nhiều chất dinh dưỡng tồn tại trong phần rác nhà bếp này đó. Cơ mà những chất này cần phải biến đổi thành chất đơn giản để rễ cây có thể hấp thụ được nhanh chóng! Chỉ có thế thôi.
Mà muốn biến đổi từ chất phức tạp thành chất đơn giản, chỉ có cách nhờ vi sinh vật phân hủy bằng phương pháp ủ lên men để vi sinh phân hủy biến đổi là cách tối ưu nhất!
Các bước ủ rác thải nhà bếp bằng chế phẩm emzeo khử mùi hôi
Bây giờ, mình đi sâu vào hướng dẫn cách ủ rác thải nhà bếp (rác thải sinh hoạt) bằng chế phẩm emzeo khử mùi hôi để các bạn có thể thực hiện dễ dàng ngay tại nhà nhé.
Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu để ủ rác thải nhà bếp
-
Rác thải nhà bếp: Cơm thừa, rau thừa, vỏ quả trái cây, vỏ trứng,... Tất cả những phần này đều có thể ủ làm phân hữu cơ được.
-
Chế phẩm EMZEO khử mùi hôi
-
Mật rỉ đường hoặc đường phên
-
Thùng ủ phân hữu cơ
-
Nước sạch
Bước 2. Tiến hành ủ rác thải nhà bếp bằng emzeo khử mùi hôi
-
Rắc 1 lớp emzeo khử mùi hôi ở đáy thùng ủ.
-
Trộn các loại rác nhà bếp, cho vào thùng ủ vơi độ dày khoảng 5 cm, rắc tiếp 1 lớp emzeo lên phía trên. Cứ làm vậy cho đến lớp trên cùng là emzeo.
-
Lưu ý là nếu độ ẩm cao, nên vắt bớt nước ra và canh độ ẩm tầm 50% là ổn. Nếu khô quá thêm ít nước sạch vào.
-
Hằng ngày cứ cho 1 lớp rác lên trên rồi thêm 1 lớp emzeo.
-
Để tăng khả năng phân hủy rác thải, cho thêm ít mật rỉ đường vào thùng ủ.
-
Đậy kín thùng ủ, sau 15 - 20 ngày là phân hủy hoàn toàn, có thể sử dụng làm phân bón
Bước 3. Những lưu ý khi ủ rác thải gia đình bằng emzeo khử mùi hôi
-
Sau 7 - 10 ngày, có thể dùng nước trong quá trình ủ để tưới cho rau sạch và sử dụng như là phân bón hữu cơ.
-
Với rác thải gia đình (rác nhà bếp), nếu ủ theo cách trên thì khoảng 20 ngày là phân hủy hoàn toàn. Dùng compost (phần rắn đã hoai mục) để bón hoặc trộn đất trồng rau.
-
Nên đặt thùng ủ nơi khô ráo, thoáng và không bị ướt mưa để đảm bảo quá trình ủ được tốt nhất.