Cách Kích Hoa Cho Lan Kiếm Đúng Cách Bạn Nên Biết

Bí Kíp Về Cách Kích Hoa Cho Lan Kiếm

Cách kích ra hoa cho lan kiếm có lẽ được khá là nhiều người quan tâm vì dạo gần đây mình nhận không ít những câu hỏi tương tự như vậy. Thật ra cũng dễ hiểu thôi, vì chơi lan quan trọng nhất vẫn là hoa, chơi lan mà không có hoa ngắm thì không phải trồng lan rồi. Tuy nhiên, nếu lan kiếm nhà bạn chưa ra hoa hoặc không ra hoa thì bạn cũng đừng nóng vội, BÀI VIẾT NÀY DÀNH RIÊNG CHO BẠN!.

Ở bài này, mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách kích lan kiếm ra hoa cũng như nêu ra các lý do vì sao lan kiếm không ra hoa, mùa nghỉ của lan kiếm ra sao để bạn có thể hiểu rõ. Từ đó, điều chỉnh cách chăm sóc lan kiếm và điều khiển quá trình ra hoa của chúng.

Lan Kiếm Là Gì? Đặc Điểm Của Lan Kiếm?

Lan Kiếm là một dòng thuộc Địa lan (Thổ lan), chúng có tên khoa học là Cymbidium finlaysonianum. Chúng có tên khác là Đoản Kiếm, Thanh Ngọc,.... Chúng là dòng lan phân bố rộng ở vùng Đông Á, mọc thành bụi và phân rất nhiều lá. Các đặc điểm đặc trưng của lan kiếm:

  • Thân - Lá: Bẹ lá của chúng rất dày, bề bảng bản lá tầm 6 cm với chiều dài từ 60 - 70 cm. Lá có hình dạng lưỡi kiếm, cong vào vụt ra ngoài. Về màu sắc của lá có màu vàng nhạt nắng, hơi ngắn và dài, xanh đậm khi được ở trong mát.

  • Rễ: Rễ của cây lan kiếm rất to, cỡ khoảng 2cm bề ngang và mọc thành chùm. Chúng có khả năng bò lên cơ chất trồng lan và có thể len lõi bên trong mùn dừa ẩm vì tính chịu ẩm của chúng khá cao.

  • Hoa: Mỗi một cây lan kiếm có thể ra hoa đến 2 - 3 vòi, mỗi vòi hoa khoảng từ 40 - 50 bông, mùi thơm nhẹ. Vòi hoa mọc từ nách lá và có xu hướng rũ xuống phía dưới đất. Màu sắc hoa đa dạng tùy vào từng loại giống lan kiếm khác nhau.

Các Loại Lan Kiếm Được Nhiều Người Sưu Tầm

Lan kiếm thì có rất nhiều dòng khác nhau, chung quy nhất là 04 loại lan kiếm gồm: Lan kiếm lô hội (tên khoa học: Cymbidium aloifolium); Lan kiếm Tiên Vũ (tên khoa học: Cymbidium finlaysonianum); Lan Kiếm dừa (tên khoa học: Cymbidium atropurpureum) và Lan kiếm hai màu (tên khoa học: Cymbidium bicolor).

  •  Lan kiếm lô hội: Được gọi với tên khác là thạch lan với bản lá cứng, bề ngang tầm 2-3cm, lá vút thẳng lên và có phần lá khá cứng. Lan này chủ yếu phân bố ở phía bắc.

  • Lan kiếm Tiên Vũ: Kiếm tiên vũ là dòng lan rừng có kích thước khá là lớn, khác với lan lô hội khi giống lan kiếm tiên vũ có bộ lá rộng hơn, cứng và dài khoảng tới 1 mét. Phần hoa thưa trên một vòi dài hơn 50 cm.

  • Lan Kiếm dừa: Khá đặc biệt so với 03 loại kia, lan kiếm dừa có lá cứng nhưng bản lá rất nhỏ, chiều dài lên đến hơn 1 mét. Hoa thường nở vào mùa xuân, chùm hoa ngắn với khoảng 10 - 20 bông.

  • Lan kiếm hai màu: Giống lan này đúng như tên gọi khi hoa có 02 màu đặc trưng với màu nâu đỏ có viền màu vàng, hoa thường nở vào mùa xuân. Vòi hoa dài hơn 70cm với khoảng hơn 40 bông hoa trên vòi, có xu thế thòng xuống dưới.

Những Điều Cần Biết Khi Kích Ra Hoa Cho Lan Kiếm

Để kích hoa cho lan kiếm đúng cách, chúng ta nên tìm hiểu 03 điều sau đây để có thể kiểm soát khả năng ra hoa cũng như điều chỉnh ra hoa cho lan kiếm tốt nhất. Cụ thể như sau:

#Lan Kiếm Ra Hoa Vào Tháng Mấy?

Đúng rồi, để kích hoa một loại lan nào nói chung hay lan kiếm nói riêng phải biết tập tính ra hoa hay mùa ra hoa của chúng. Vì lan kiếm có 04 dòng chính, nên mình sẽ nêu sơ bộ các tháng mà lan kiếm ra hoa trong năm cho từng loại để bạn có thể xem cho phù hợp với lan kiếm nhà mình.

  • Lan kiếm lô hội:  Thường ra hoa vào tháng 1 đến tháng 4 hằng năm. Chúng chỉ nở trong 3 - 4 ngày, mùi thơm nhẹ với màu hoa đặc trưng là màu đỏ viền màu sáng đặc trưng.

  • Lan kiếm Tiên Vũ: Chúng chỉ ra hoa vào cuối hè hoặc đầu mùa thu (khoảng từ tháng 6 - 8) và chỉ nở khoảng 2 - 4 ngày với đặc điểm hoa màu tím, cánh vàng và có sọc tím ở giữa. Hoa của chúng có mùi thơm nhẹ.

  • Kiếm dừa: Chỉ ra hoa vào mùa xuân (từ tháng 2 - 3), chùm hoa của chúng rất ngắn với khoảng từ 20 bông và có một mùi thơm như kẹo dừa. Hoa của chúng chỉ nở khoảng 5 ngày.

  • Lan kiếm 2 màu: Cũng như kiếm dừa, chúng cũng nở vào mùa xuân. Đặc trưng của hoa là 02 màu đặc trưng trên cánh hoa, vòi hoa dài khoảng 70 cm, khoảng từ 30 bông trên một vòi hoa.

#Tại Sao Lan Kiếm Không Ra Hoa?

Lan kiếm không ra hoa có rất nhiều lý do. Dưới đây là các nguyên nhân làm cho lan kiếm khó ra hoa hoặc không thể ra hoa bạn nên biết:

  • Ánh sáng: Lan kiếm cần ánh sáng, chúng cần sự chiếu sáng ở khoảng 8 - 10 tiếng/ngày. Bạn cũng nên dựa vào đặc điểm của lá, thân của lan kiếm để biết được lan đã đủ hay thiếu nắng hay không. Từ đây biết được vì sao lan kiếm không ra hoa.

  • Nhiệt độ: Lan kiếm cần điều kiện "ban ngày ấm, ban đêm mát". Đó cũng là lí do mà hầu hết lan kiếm đều cho hoa vào mùa xuân hoặc mùa thu.

  • Tuổi của cây và tình trạng sinh lý cây: Đúng vậy, cây tới tuổi ra hoa thì chẳng cần kích quá nhiều chúng cũng tự ra hoa và ngược lại. Thêm vào đó, một lí do mà lan kiếm không ra hoa là do rễ yếu, cây sinh trưởng kém hoặc đang bị bệnh.

Ngoài các lí do này, còn các lí do như: nước tưới, chế độ tưới nước, phân bón làm cho lan kiếm khó ra hoa mà bạn cũng cần lưu ý để có thể biết chính xác lí do cho lan nhà mình.

#Mùa Nghỉ Của Lan Kiếm Là Khi Nào?

Các loại lan nói chung và lan kiếm nói riêng đều có mùa nghỉ để chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa. Mùa nghỉ của lan kiếm sẽ bắt đầu từ lúc nhiệt độ và độ ẩm thấp trong năm  - cho nên mùa nghỉ của lan kiếm là mùa khô. Cụ thể, mùa nghỉ ở 02 miền Nam, Bắc như sau:

  • Miền Nam: Mùa mưa sẽ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 âm lịch, mùa khô là từ tháng 10 đến tháng 4 âm lịch năm sau. Vậy thì, lan kiếm sẽ bước vào mùa nghỉ ở giai đoạn từ cuối tháng 11 đến tháng 4 âm lịch - tương ứng là mùa khô.

  • Miền Bắc: Mùa mưa tương ứng từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch, mùa khô sẽ là tháng 10 đến tháng 2 âm lịch năm sau. Nên mùa nghỉ của lan kiếm ở miền Bắc sẽ từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Cách Kích Ra Hoa Cho Lan Kiếm Dễ Làm Và Hiệu Quả

Kích hoa cho lan kiếm hiện nay có rất nhiều cách (biện pháp) khác nhau. Ở bài viết này, mình sẽ hướng dẫn cho bạn 03 cách kích lan kiếm ra hoa dễ làm mà hiệu quả đã được nhiều người thực hiện thành công.

Cách 1. Kích Ra Hoa Cho Lan Kiếm Bằng Duy Xanh Kết Hợp Dịch Chuối

Với cách này thì rất đơn giản và chỉ sử dụng trên các loại lan kiếm đến tuổi ra hoa hoặc ra hoa dễ dàng. Với cách kích hoa này thì bạn chỉ cần có là 1 ống keiki duy xanh (duy xanh)dịch chuối (giàu kali) để đánh thức mầm ngủ và chuyển mầm ngủ thành các mầm hoa (thay vì mầm kie).

Bước 1. Cắt nước gây sốc sinh lý cho cây lan kiếm hoặc thậm chí một vài trường hợp không cần cắt nước. Nhưng đảm bảo đúng giai đoạn ra hoa của từng loại lan kiếm.

Bước 2. Pha 10 ml duy xanh cho 1 lít nước sạch, phun đều lên toàn bộ thân, lá của cây lan kiếm. Chu kì phun từ 7 - 10 ngày/lần, khoảng 3 lần.

Bước 3. Kết hợp xen kẻ với việc phun duy xanh, bạn nên tưới thêm dịch chuối cho lan kiếm với lượng pha từ 15 ml cho 01 lít nước, nên tưới 1 tuần/lần.

Bước 4. Kiểm tra thường xuyên sự xuất hiện của mầm hoa, khi thấy có mầm thì chỉ cần tưới dịch chuối khoảng 15 - 20 ngày/lần cho đến khi ra hoa.

Cách 2. Kích Hoa Cho Lan Kiếm Bằng NPK 6-30-30

Với cách này, bạn cần có một loại thuốc kích hoa lan NPK 6-30-30 Growmore và thực hiện các thao tác theo từng bước cụ thể như sau:

Bước 1. Cắt nước gây sốc sinh lý cho cây lan kiếm. Chuyển lan kiếm vô chỗ mát rồi ngưng tưới để cây rơi vào tình trạng bị háo nước, gây sốc sinh lý.

Bước 2. Tưới nước cho chậu lan kiếm, sau đó khoảng 1 giờ đồng hồ thì pha khoảng 5 -10 gram cho 8 lít nước, phun lên toàn bộ chậu lan rồi để cây chăm sóc bình thường.

Bước 3. Tưới lại phân bón kích hoa lan NPK 6-30-30 khoảng từ 2 - 3 lần, mỗi lần nên cách nhau từ 5 - 7 ngày. Từ lúc cắt nước đến khi ra hoa của lan kiếm tầm 65 - 75 ngày.

Cách 3. Sử Dụng Phân Bón Siêu Lân Kích Lan Kiếm Ra Hoa

Cách này về cơ bản cũng chẳng khác cách trên là mấy bởi vì cách này cùng dùng thuốc kích hoa cho lan. Điều khác biệt ở đây là dùng siêu lân (hàm lượng lân (P) cực kì cao). Các sản phẩm có thể dùng ở cách thứ ba này là: Bloom 10 -55-10, MKP 0-52-34 hoặc NPK 10-60-10 để kích lan kiếm ra hoa nhanh hơn (cách này nên dùng với các loại lan khó ra hoa).

Bước 1. Chọn ra các chậu lan khó ra hoa hoặc đã dùng 02 cách trên mà chưa ra hoa. Cắt nước gây sốc sinh lý cho cây lan kiếm. 

Bước 2. Pha khoảng 01 gram cho 1 lít nước, phun lên toàn bộ chậu lan rồi để cây chăm sóc bình thường, phun từ 3 lần trở lên, mỗi lần cách nhau 5 ngày. Chuyển lan kiếm ra chỗ nắng để cây đủ ánh sáng và cắt nước để gây nên tình trạng sốc sinh lý.

Bước 3.  Sau khoảng 10 ngày để ngoài nắng, Tưới nước lại cho lan kiếm bình thường và lúc này cây bị sẽ bị kích thích sự phân hóa mầm hoa được mạnh nhất.

Mua Thuốc Kích Hoa Cho Lan Kiếm Ở Đâu Uy Tín Và Chất Lượng?

Như vậy mình đã hướng dẫn cho bạn cáccách kích ra hoa cho lan kiếm ở trên rồi. Để mua các loại thuốc kích hoa cho lan kiếm với giá tốt nhất, hàng chất lượng, uy tín bạn có thể liên hệ mua hàng tại Cửa Hàng Xanh Bất Tận, Địa chỉ:156A Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, TPHCM, Hotline: 0972158146 -0932657564.

Nếu bạn ở các tỉnh (TP) khác, bạn có thể liên hệ mua hàng theo số hotline trên hoặc có thể chat trực tiếp tại khung chat ở góc bên phải ở dưới để mua hàng nhanh chóng, giao hàng COD toàn quốc, nhận hàng thanh toán linh hoạt.